Chiều 15/5,ựánchậmtiếnđộlãngphínhưsửanhàchắpvátiềntăngrấtnhiềclb middlesbrough Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Còn khá nhiều công trình bị chậm tiến độ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, thời gian qua bên cạnh nhiều công trình quan trọng quốc gia đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tiến độ triển khai tích cực thì vẫn còn khá nhiều công trình bị chậm tiến độ.
Qua giám sát, nhiều dự án thu hồi đất không đạt, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, không đạt tiến độ Quốc hội giao, không cẩn thận còn làm ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn như dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đang thi công theo Nghị quyết 94 của Quốc hội cũng đang chậm tiến độ.
Qua theo dõi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận thấy công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa tốt, dẫn đến một số công trình mới hoàn thành đưa vào vận hành đã phải sửa đổi, điều chỉnh ngay.
“Xây nhà mới tiền bỏ ra ít thôi, nhưng sửa chữa chắp vá, tiền tăng lên rất nhiều, như thế gọi là lãng phí. Việc này cần rút kinh nghiệm”, ông Thanh nói.
Phân tích sâu thực trạng này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như cao tốc An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng thiếu vật liệu xây dựng dẫn đến chậm.
Còn dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội công tác chuẩn bị chưa tốt, chi phí thu hồi đất, bồi thường tái định cư qua kiểm toán ở Hưng Yên, Bắc Ninh tăng nhiều nghìn tỷ đồng... Vì vậy, cần khắc phục tình trạng này, nếu không sau này sẽ đội vốn, phải bỏ nhiều tiền ra xử lý.
Bên cạnh đó, ông Vũ Hồng Thanh cũng nêu thực tế người có tiền mua bất động sản để đấy, trong khi người có nhu cầu không tiếp cận, không mua được. Tiền cứ chảy vào đó, mà không đưa vào lao động, sản xuất.
"Chúng tôi đề nghị phải có giải pháp xử lý, không nguồn lực xã hội, của đất nước bị chôn vào thị trường bất động sản”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói.
Có 91 bộ, cơ quan, địa phương giải ngân dưới mức bình quân cả nước
Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho biết, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm.
Bên cạnh việc tiếp tục cải cách thể chế về đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phẩn đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia, liên vùng.
Nhờ vậy, lũy kế thanh toán từ đầu năm 2023 đến ngày 31/1/2024 là 661.705 tỷ đồng, đạt 80,75% kế hoạch, đạt 92,99% kế hoạch Thủ tướng giao.
Tuy nhiên, Chính phủ cho hay, còn 91/115 bộ, ngành, địa phương có kết quả giải ngân lũy kế 13 tháng thấp hơn bình quân của cả nước.
Một số dự án quan trọng quốc gia đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công, đặc biệt là vật liệu đất đắp, cát, đá...
Trong khi, công tác triển khai thi công của một số dự án chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể như Hưng Yên, Bắc Ninh đến tháng 10/2023 mới ký hợp đồng và triển khai thi công Dự án Vành đai 4 Hà Nội; Đồng Nai chưa thi công gói thầu thuộc Vành đai 3 TP.HCM, Biên Hòa - Vũng Tàu; Sóc Trăng mới thi công 1/4 gói thuộc Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Các tỉnh đã khởi công các gói thầu đầu tiên trong tháng 6/2023, tuy nhiên khối lượng thực hiện còn thấp do chưa hoàn thành các thủ tục về khai thác vật liệu xây dựng. Nếu không quyết liệt, tích cực triển khai sẽ rất khó hoàn thành tiến độ dự án theo yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Lê Quang Mạnh đánh giá công tác quản lý, sử dụng ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế dẫn tới lãng phí nguồn lực.
Đáng chú ý là việc triển khai Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội (gói phục hồi kinh tế) chưa đạt mục tiêu, yêu cầu, làm lãng phí nguồn lực.
Cụ thể, đến 31/1/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của chương trình mới đạt gần 77.400/130.500 tỷ đồng, bằng khoảng 59% kế hoạch vốn. Trong đó, 107/272 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50%, một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực giao thông vận tải được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân rất thấp.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ rõ những tồn tại, lãng phí trong triển khai các dự án đầu tư bất động sản. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc về pháp lý triển khai dự án, trong đó có quy định về phương pháp định giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ chế phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất.
Doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn đến nhiều dự án phải giãn tiến độ, dừng triển khai; khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, việc xử lý các dự án, cụm dự án theo Nghị quyết số 74/2022 (về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) chưa đạt yêu cầu.
Theo đó, mới có phương án xử lý đối với 17/51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn Nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 11/13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 14/19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 501/880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.