Đến năm 2020,ĐếnnămiacutetnhấttrẻemDTTSđượchọcmẫtài xỉu chẵn lẻ có ít nhất 10% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 70% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; trong đó, đảm bảo 80% trẻ em DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. 100% học sinh người DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học được tiếp tục tăng cường tiếng Việt.
Đến năm 2025, có ít nhất 15% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; trong đó, đảm bảo 95% trẻ em DTTS trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. 100% học sinh DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học tiếp tục được tăng cường tiếng Việt.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông; Đầu tư học liệu, đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở GDMN, giáo dục tiểu học và đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS; triển khai thực hiện chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các cơ sở GDMN, giáo dục tiểu học thuộc vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong, ngoài tỉnh để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS trong các cơ sở GDMN, giáo dục tiểu học thuộc vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí hợp lý, đồng bộ để triển khai kế hoạch đúng tiến độ, có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn vốn hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, giáo dục tiểu học; trong đó chú trọng các nhóm, lớp ghép, các điểm trường có trẻ em người DTTS để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, giáo dục tiểu học.
P.V