Thị trấn Viganella ở Italia nằm trong một thung lũng,ịtrấncmặttrờinhntạoởmarseille đấu với montpellier bao quanh bởi những ngọn núi cao. Bởi vị trí này mà suốt 90 ngày trong năm, nơi đây không có đủ ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương xuống thị trấn nằm sâu trong thung lũng. Nguồn: GROUND REPORT
Thị trấn hình thành từ cách đây 800 năm, thời điểm đó việc xây một ngôi làng trong thung lũng là nơi lý tưởng cho cư dân sinh sống. Nhưng sau này người dân nhận ra đó có thể là một sai lầm. Do thung lũng này nằm lọt thỏm trong các đỉnh núi cao, có đỉnh cao tới 1.600m. Bởi vậy chúng cũng như những bức tường chắn bớt ánh sáng mặt trời. Thung lũng rất sâu nên những ngọn núi đổ bóng lên toàn bộ khu vực dân cư, cản trở ánh sáng tự nhiên mà mặt trời dường như biến mất ở đây trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Gần 3 tháng mỗi năm, Viganella không có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu rọi lại rơi vào những tháng mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Việc thiếu ánh sáng tự nhiên, các nghiên cứu chỉ ra sẽ tác động tiêu cực tới giấc ngủ, tâm trạng và cả hành vi của người dân.
Vào cuối thế kỷ 19, người dân đã thử nhiều giải pháp thay thế khác nhau tăng ánh sáng. Mãi cho đến năm 2006, từ ý tưởng của thị trưởng thị trấn và tiền quyên góp được khoảng 100.000 euro, một chiếc gương lớn được lắp đặt ở sườn đồi đối diện thị trấn cao khoảng 1.100m. Kích thước chiếc gương khoảng 40m2, nặng hơn 1 tấn. Chiếc gương được vận hành bằng máy tính, dịch chuyển theo đường đi của mặt trời trong ngày, phản chiếu ánh sáng xuống khu vực rộng khoảng 300m2 tại quảng trường thị trấn ít nhất 6 giờ đồng hồ mỗi ngày. Sau khi hoàn thành, “mặt trời” của Viganella đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Mặt khác nó đã tác động tích cực lên tâm trạng và hành vi của cư dân sinh sống ở đó.
Vào năm 2013 thị trấn Rjukan ở Na Uy cũng đã làm điều tương tự, dựng 3 tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng mặt trời đặt ở sườn núi đối diện. Trước đó khu vực này còn thiếu ánh sáng tới 5-6 tháng mỗi năm.
T.NGỌC (Tổng hợp từ The Atlantic, Daily bangladesh)