【one88.us】APEC tìm biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNVVN phải đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập |
Kể từ khi Vòng đàm phán Đô-ha của WTO đi vào bế tắc và thời hạn hoàn thành đàm phán đặt ra vào năm 2005 cũng như các năm sau liên tục bị “lỡ hẹn”,ìmbiệnpháphỗtrợdoanhnghiệpnhỏvàvừone88.us các nền kinh tế trên thế giới và khu vực đã chuyển hướng sang đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực (FTA). Điều này dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu FTA trong những năm gần đây. Theo thống kê của WTO, tính tới ngày 1/12/2015, đã có 619 FTA được thông báo tới tổ chức này, trong đó, 413 FTA đã đi vào hiệu lực.
Đối với các nước thuộc khối APEC, số lượng FTA được đàm phán, ký kết và thực thi trong khu vực tính tới thời điểm này đã gấp hơn 20 lần kể từ năm 1990. Theo thống kê của Ban Thư ký APEC, tính đến tháng 12/2014, có khoảng 148 FTA bao gồm ít nhất một thành viên APEC có hiệu lực, trong đó 54 FTA đã được ký kết và thực thi giữa các thành viên APEC với nhau.
Chính sự tự do tạo ra bởi các FTA đó đã làm nên con số tăng trưởng giao dịch thương mại nội khối lên tới 174%, từ 2,3 nghìn tỷ USD lên 6,3 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
Đánh giá về kết quả trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: “Sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong khu vực APEC, trên thực tế đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại và đầu tư cho các thành viên, nâng cao đời sống người dân và đảm bảo an sinh xã hội”.
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể nắm bắt được cơ hội từ các FTA đó. Trong khi các DN lớn, DN đa quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ quá trình tự do hóa thương mại thì các DNNVV - với nguồn lực hạn chế - lại phải đối mặt với nhiều thách thức.
Số liệu thống kê cho thấy, các DNNVV trong khu vực APEC chiếm tới hơn 50% tổng lực lượng lao động. Tiêu biểu, tại Canada, Chile, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan, tỷ lệ lao động làm việc tại các DNNVV chiếm trên 80%, trong khi 11 thành viên APEC khác, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 50 - 79%.
Hội nghị lần này là cơ hội cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, các đại diện tổ chức, hiệp hội về DNNVV trong và ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương thảo luận và đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác chính sách hữu ích, thực tế và khả thi, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNNVV trong quá trình tận dụng các cơ hội thuận lợi do FTA mang lại, giúp DNNVV hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và quốc tế.