【lịch thi đấu southampton】Bước chuyển vượt bậc
Chặng đường 15 năm đánh dấu một bước chuyển mình vượt bậc của ngành y tế tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập thể cán bộ,ướcchuyểnvượtbậlịch thi đấu southampton y, bác sĩ của ngành đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi về y đức, nhờ vậy kỹ thuật chuyên môn mới luôn được triển khai và người bệnh hài lòng hơn về dịch vụ được cung cấp.
Lãnh đạo các cơ sở y tế tỉnh ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ được chính thức phát động vào năm 2016.
15 tuổi với nhiều điểm son thành tựu
Gắn bó với Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy từ những ngày còn nhiều khó khăn về điều kiện phục vụ bệnh nhân, bác sĩ Võ Văn Tiệp, Trưởng Khoa ngoại tổng hợp, cảm nhận được sự phát triển khá nhanh của đơn vị sau 14 năm chia tách từ Bệnh viện huyện Phụng Hiệp khi chia địa giới hành chính từ huyện Phụng Hiệp thành thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp ngày nay. Bác sĩ Tiệp chia sẻ: “Ở khoa hơn 10 năm trước chỉ triển khai được vài kỹ thuật đơn giản như phẫu thuật viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ hở. Đến nay, đã từng bước triển khai phẫu thuật thoát vị bẹn, trĩ,... và phát triển phẫu thuật nội soi ruột thừa, cắt túi mật, thủng dạ dày”. Các kỹ thuật mới được triển khai đã tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp cận được nhiều kỹ thuật hiện đại ở trung tâm.
Nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai trong 15 năm qua ở các cơ sở y tế.
Để triển khai được một kỹ thuật mới là một sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở y tế, vừa đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực y, bác sĩ, đòi hỏi cán bộ y tế phải không ngừng học tập nâng cao chuyên môn. Bác sĩ Tiệp những ngày đầu chỉ là bác sĩ đa khoa, đến nay đã có trình độ chuyên khoa cấp 2 về ngoại khoa. Đây là vốn kiến thức để nâng cao hiệu quả điều trị tại bệnh viện.
Ông Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, khẳng định: “Trung tâm Y tế đã thực hiện được 7.982/15.013 kỹ thuật điều trị theo phân tuyến, đạt 53,17%. Khả năng thu hút bệnh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2016 tăng 8,8% so năm 2015, năm 2017 tăng 19,3% so năm 2016, năm 2018 tăng 1,2% so năm 2017. Trong các năm qua, Trung tâm Y tế đầu tư thiết bị y tế với nhiều hình thức như mua sắm từ các nguồn kinh phí của đơn vị, thực hiện xã hội hóa với các thiết bị có giá trị cao, trang bị mới các phương tiện phục vụ bệnh nhân, đào tạo các chuyên khoa sâu, tăng cường triển khai các kỹ thuật điều trị mới, có các chế độ ưu đãi bác sĩ về phục vụ tại đơn vị,… đã từng bước khắc phục khó khăn về thiếu nhân lực và thiết bị y tế để triển khai các kỹ thuật điều trị mới nhằm phục vụ bệnh nhân với chất lượng ngày càng cao”.
Nhờ vậy, trung tâm ngày càng có được niềm tin từ phía bệnh nhân và chọn đây là nơi khám, chữa bệnh mỗi khi có vấn đề về sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Hẹ, ở tỉnh Sóc Trăng, đang nằm điều trị tại Khoa ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, kể: “Tôi bị viêm ruột thừa, hôm vào đây đau dữ lắm, nhờ bác sĩ kịp thời cứu chữa giờ qua khỏi. Cán bộ y tế ai cũng tận tình”. Không chỉ có bà Hẹ mà nhiều bệnh nhân khác ở Trung tâm Y tế thị xã đều cảm thấy hài lòng khi khám, chữa bệnh. Bởi hơn 3 năm qua, cán bộ, y, bác sĩ đã không ngừng thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ để có được sự hài lòng của người bệnh. Đây cũng là một trong những thành tựu nổi bật của ngành y tế chuyển từ tư duy phục vụ sang cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân.
Mạng lưới khám, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở, cả công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố. Số giường bệnh toàn tỉnh năm 2004 chỉ có 680 giường, đến nay đã đạt 2.390 giường, tăng gấp 3,5 lần. Các bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế huyện đều đã mở rộng quy mô hoạt động, chất lượng hoạt động cũng được nâng lên, nhiều kỹ thuật cao được triển khai thực hiện thành công, như: lọc thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình - thay khớp háng, giảm đau sau phẫu thuật, triển khai mổ phaco tới cộng đồng... Từ năm 2010, ngành y tế đã tổ chức thực hiện tốt việc cử cán bộ y tế tuyến trên luân phiên hỗ trợ tuyến dưới theo Đề án 1816 với nhiều kỹ thuật được chuyển giao, các bệnh viện tuyến trên tổ chức đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tuyến dưới góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến không phù hợp.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm đặc biệt ở ngành và được xem là đòn bẩy quan trọng để chăm sóc tốt nhất sức khỏe nhân dân. Theo ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Đầu năm 2004, nhân lực y tế toàn tỉnh chỉ có 1.216 người, với 210 bác sĩ (chỉ có 53 bác sĩ chuyên khoa); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân chỉ có 2,71; dược sĩ/vạn dân chỉ có 0,1; số trạm y tế xã có bác sĩ chỉ chiếm khoảng 19%. Sau 15 năm nỗ lực trong công tác đào tạo, thu hút để phát triển nguồn nhân lực y tế hiện tại toàn ngành đã có 3.216 công chức, viên chức; về trình độ ngành hiện có 1 phó giáo sư - tiến sĩ, 14 thạc sĩ, 46 chuyên khoa cấp 2 và 200 chuyên khoa cấp 1, tổng số bác sĩ toàn tỉnh hiện có 505 người. Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân hiện đạt 7,27. Số giường bệnh/10.000 dân hiện đạt 29,27 giường. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ công tác thường xuyên đạt 100%”.
Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế lúc mới thành lập tỉnh cũng thiếu thốn nghiêm trọng, sau 15 năm cùng với sự đầu tư từ ngân sách tỉnh, sự hỗ trợ từ các dự án với chủ trương ưu tiên đầu tư cho ngành y tế đặc biệt là y tế cơ sở, đến nay, hệ thống y tế cơ sở toàn tỉnh đã được nâng cấp, đầu tư hoàn thiện về hạ tầng cơ sở với nhiều thiết bị cơ bản, một số trạm được đầu tư cả máy siêu âm, đo điện tim và máy X-quang,… góp phần giúp tỉnh Hậu Giang vào cuối năm 2017 đã hoàn thành lộ trình xây dựng 100% trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, hoàn thành trước 3 năm theo lộ trình của Bộ Y tế và là tỉnh thứ 3 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành tiêu chí này.
Công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh không có dịch lớn xảy ra và lây lan trên diện rộng, Hậu Giang vẫn là tỉnh có số cas mắc thấp nhất so với 20 tỉnh, thành phía Nam. Các dịch bệnh cũ như: tả, sốt rét,… cũng được giám sát thường xuyên và theo dõi chặt chẽ. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: tiêm chủng mở rộng, phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường, nha học đường, lao, HIV/AIDS, an toàn thực phẩm… đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, Hậu Giang tiếp tục giữ vững thành tích thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000, đến năm 2005 tiếp tục loại trừ uốn ván sơ sinh, năm 2012 đã loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam.
Không ngừng nâng cao y thuật lẫn y đức
Trong năm 2019 này và những năm tiếp theo, ngành y tế sẽ đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác của ngành và hoàn thành các mục tiêu chiến lược công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của tỉnh nhà trong tình hình mới. Ông Huỳnh Văn Huân cho biết thêm: “Trong khi yêu cầu được chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân địa phương, đơn vị sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong năm 2019. Sẽ mở rộng khu vực điều trị nội trú và dịch vụ, đầu tư trang thiết bị y tế dưới nhiều hình thức. Thực hiện xã hội hóa mổ mắt phaco, máy xét nghiệm sinh học phân tử. Tạm ứng nguồn cải cách tiền lương, sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trang bị đầy đủ 1 phòng mổ mới, mua máy giúp thở, máy đo chức năng hô hấp, điện não đồ, X-quang tại giường, các monitor trang bị đầy đủ cho các phòng mổ, cấp cứu, phòng sinh, phòng bệnh nặng các khoa. Có chế độ ưu đãi bác sĩ và đào tạo các chuyên khoa sâu, như hỗ trợ chi phí và nơi ở cho bác sĩ về phục vụ tại đơn vị. Tập trung đào tạo các chuyên khoa phù hợp với các kỹ thuật điều trị được triển khai. Tăng cường công tác tập huấn và đào tạo tại chỗ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ bệnh nhân”. Ngoài ra, trong năm nay, trung tâm dự kiến triển khai các kỹ thuật phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi trên, dưới; định lượng vi-rút B bằng máy sinh học phân tử để quản lý điều trị bệnh nhân viêm gan B; phẫu thuật nội soi viêm xoang, mổ mắt phaco, phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn và một số kỹ thuật khác trên lĩnh vực ngoại sản, cấp cứu, bệnh bướu cổ, y học cổ truyền - phục hồi chức năng khi có nhu cầu của người bệnh. Đồng thời, không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng của các kỹ thuật điều trị khác đang thực hiện tại đơn vị để phục vụ cho bệnh nhân.
Cũng như Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, các bệnh viện, trung tâm y tế khác sẽ đẩy mạnh triển khai kỹ thuật điều trị mới dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu người bệnh, nhóm bệnh chuyển viện chiếm tỷ lệ ưu thế để ưu tiên. Đồng thời, phù hợp với nguồn lực của đơn vị để đảm bảo hiệu quả đạt được hướng đến chăm sóc toàn diện sức khỏe người dân. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, khẳng định: “Ngành y tế đang triển khai nhiều giải pháp để nhằm chăm sóc toàn diện sức khỏe người dân. Năm 2018, đã khởi động xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm điện tử và sẽ phấn đấu hoàn thành trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020. Ngành sẽ tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân ở cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Động viên khuyến khích cán bộ, nhân viên y tế tích cực thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh. Củng cố bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn hiệu quả. Dịp 27-2, sẽ hưởng ứng cùng bộ y tế phát động chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết, phát động phong trào hành động trong cộng đồng quan tâm rèn luyện bảo vệ sức khỏe với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh””.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM