Trước đó,ếtchặtviệcquảnlýthuếDNkinhdoanhnôngsảbóng đá keo nhà cái vào đầu tháng 7-2013 tại Hội nghị tăng cường các giải pháp quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh nông sản do Bộ Tài chính tổ chức tại Lâm Đồng đã chỉ ra nhiều bất cập đang tồn tại trong công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh nông sản. Trong đó, tập trung 5 vấn đề như: Đăng ký kinh doanh và công tác hậu kiểm; Công tác quản lý hoá đơn; Đấu tranh, quản lý chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Chứng từ, phương thức quản lý chứng từ, bộ chứng từ của hàng hoá đi trên đường; Phương thức quản lý thuế còn thủ công trong khi đối tượng quản lý rộng và liên quan đến nhiều địa bàn.
Do vậy, để giải quyết được 5 vấn đề trên, đại diện các địa phương, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cho rằng cần đấu tranh chống gian lận, trốn thuế trong kinh doanh nông sản nhằm đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi để góp phần phát triển kinh doanh, phát huy được thế mạnh từng vùng, tạo môi trường phát triển. các giải pháp phải đủ mạnh để chặn đứng, đẩy lùi và giải quyết có hiệu quả, phòng chống tội phạm trong năm 2013; Đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2013.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các nhóm giải pháp về chính sách như: Sẽ đưa ra ngưỡng tính thuế GTGT. Đối với các DN có doanh thu thấp hơn ngưỡng tính thuế sẽ nộp thuế bằng phương pháp trực tiếp và không sử dụng hoá đơn GTGT, bổ sung các điều kiện khấu trừ, hoàn thuế (phải có hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán...); các DN phát sinh âm thuế GTGT liên tục 12 tháng thì mới được hoàn.
Theo Luật thuế TNDN sẽ bổ sung chế tài chặt chẽ hơn như: Các hoá đơn mua hàng hoá trị giá từ 20 triệu đồng trở lên nếu không thanh toán qua ngân hàng sẽ không được hạch toán vào chi phí. Còn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (hiệu lực từ 1-7-2013) đã có quy định mới về cưỡng chế thuế, số nợ đến ngày 31 cơ quan Thuế phải ra thông báo đến DN và tổ chức cưỡng chế phong toả tài khoản ngay từ ngày thứ 31, và sau 60 ngày không cho phát hành hoá đơn.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế nghiên cứu xây dựng các tiêu chí phân loại rủi ro đối với các DN và các biện pháp quản lý đối với DN có rủi ro cao. Đồng thời, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu trình Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 64/2013/TT-BTC về in, phát hành và sử dụng hoá đơn theo hướng: DN có rủi ro cao thì phải mua hoá đơn của cơ quan Thuế; DN có rủi ro vừa thì phải đăng ký trước khi in.
Ngoài ra, Bộ sẽ xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu thanh toán qua ngân hàng có rủi ro để trên cơ sở đó thống nhất với Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với ngân hàng, trong đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo cho cơ quan Thuế về danh sách DN có dấu hiệu rủi ro trong thanh toán qua ngân hàng.
Về các giải pháp quản lý thuế, Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Thuế sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về hoá đơn bất hợp pháp; Cơ sở dữ liệu về DN không nộp tờ khai thuế; Cơ sở dữ liệu của DN có dấu hiệu rủi ro cao. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ hoàn thuế, về kiểm tra thuế như bổ sung thêm chứng từ liên quan đến hồ sơ xuất khẩu (Hợp đồng XK, chứng từ thanh toán tiền cho đối tác nước ngoài...). Đối với DN rủi ro cao sẽ bổ sung thêm các chứng từ chứng minh về chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí thuê kho bãi... Đối vơi quy trình hoàn thuế, Tổng cục Thuế sẽ tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về hoàn thuế GTGT, trong đó, cơ quan cấp trên kiểm tra 15%, cơ quan Thuế phải tự kiểm tra 15% hồ sơ hoàn.
Từ nay đến hết năm 2013, Bộ Tài chính sẽ bổ sung một số nhiệm vụ về thanh, kiểm tra của cơ quan Thuế, Hải quan như: Tập trung xử lý nợ đọng; Tập trung thanh, kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế, đặc biệt là kiểm tra hoàn thuế đối với DN rủi ro cao đã được hoàn thuế; Bắt đầu từ tháng 7-2013 phải công khai nghĩa vụ thuế và cơ sở tính thuế của các hộ kinh doanh trên trang thông tin điện tử của cơ quan Thuế để chính quyền biết và chỉ đạo, Mặt trận Tổ quốc có thể giám sát và các đối tượng nộp thuế giám sát lẫn nhau; Thống nhất về DN rủi ro giữa cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan và xác định trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc tổ chức kiểm tra 100% hàng hoá của DN có rủi ro cao, cơ quan Hải quan phải xác nhận thực xuất về số lượng, chủng loại, giá trị hàng hoá trên cơ sở kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra chứng từ thanh toán tiền hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá. |
Thu Hằng