【kq hang 2 nhat】Bộ Tài chính giải đáp một số thắc mắc về qui định mua sắm bằng vốn ngân sách

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 10604/BTC-HCSN trả lời Bộ Y tế về một số nội dung vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 58/2016/TT-BTC hướng dẫn về việc mua sắm,ộTàichínhgiảiđápmộtsốthắcmắcvềquiđịnhmuasắmbằngvốnngânsákq hang 2 nhat duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp.

Trước đó, Bộ Y tế đã có Công văn số 3945/BYT-KH-TC xin ý kiến một số nội dung tại Thông tư 58 của Bộ Tài chính.

Danh mục mua sắm dưới 100 triệu đồng

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, ngày 5/7/2016 đã có Công văn số 9176/BTC-HCSN về việc phổ biến một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên. Trong đó, Điểm a, Khoản 2 Thông tư 58 đã hướng dẫn về việc mua sắm dược liệu, được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế (do việc mua sắm dược liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này).

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì “gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau, hoặc nhiều dự án, hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung”.

Vì vậy, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng là giá trị của một gói thầu. Gói thầu có thể gồm: một tài sản hoặc gồm những nội dung mua sắm giống nhau, hoặc có khổi lượng mua sắm một lần hoặc gói thầu của một tài sản với số lượng nhiều.

mua sam

Danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng là giá trị của một gói thầu. Ảnh: ST

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thắc mắc đối với vướng mắc về danh mục mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng có phải tổ chức đấu thầu không và chưa có hướng dẫn lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn; chi phí xăng dầu, cước internet… thì thực hiện như thế nào (?).

Trả lời thắc mắc này, Bộ Tài chính cho hay, đối với gói thầu mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 58 và hướng dẫn tại Điểm d Khoản 2 Công văn số 9176/BTC-HCSN.

Trường hợp các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Công văn số 9176/BTC-HCSN.

Định giá căn cứ vào giá gói thầu tương tự

Về việc định giá gói thầu, Bộ Tài chính cho biết, tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư 58 quy định căn cứ lập và xác định giá gói thầu phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu.

Cụ thể, việc xác định giá gói thầu có thể căn cứ vào giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày. (Điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư 58).

Bộ Tài chính nhấn mạnh, giá gói thầu tương tự được hiểu là giá trị gói thầu của gói thầu đã được thực hiện trước đó theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và chỉ là một trong các nội dung tham khảo khi lập và xác định giá gói thầu, không có tính chất bắt buộc.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu quy định các điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp. Trong đó, Điểm d quy định: “Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng” và đây là điều kiện bắt buộc.

Luật cũng quy định việc xác định lại giá gói thầu trước ngày mở thầu nếu cần thiết: “giá gói thầu được cập nhật trong thời gian 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết”. (Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu).

Như vậy, các quy định trên liên quan đến giá gói thầu nhưng áp dụng trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư 58 quy định căn cứ lập và xác định giá gói thầu, không mâu thuẫn với quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu với quy định các điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp và Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu với quy định về việc xác định lại giá gói thầu trước ngày mở thầu.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để hướng dẫn, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện theo quy định./.

Tố Uyên