Nguồn gốc “Ngoại giao son môi” Triều Tiên
TheạigiaosonmôiTriềuTiêntạlịch la liga tây ban nhao New York Times, khi các vận động viên Triều Tiên tham gia tranh tài tại Olympic PyeonChang, họ sẽ không cô độc. Đi cùng với họ là 229 cô gái Triều Tiên xinh đẹp có chiều cao tối thiểu 1,6m.
Truyền thông phương Tây gọi họ là “Đội quân sắc đẹp” trong khi người dân Hàn Quốc chỉ gọi họ là “những nữ hoạt náo viên xinh đẹp”. Đó là những cô gái được Triều Tiên lựa chọn kỹ lưỡng để đại diện cho quốc gia trong những sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế.
Việc lựa chọn những cô gái xinh đẹp để đại diện quốc gia cũng không có gì mới lạ. Ngoài đội hoạt náo viên nói trên. Triều Tiên còn có ban nhạc toàn nữ Moranbong cũng rất nổi tiếng trên thế giới. Những cô gái trong ban nhạc này được chính lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lựa chọn dựa trên tài năng và nhan sắc của họ.
Một điểm đáng lưu ý là đội nữ hoạt náo viên Triều Tiên chỉ chính thức trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế thông qua một lời đề nghị từ phía đối tác Hàn Quốc.
Trong bài phát biểu hồi năm 2006 tại Đại học Pusan, Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc khi đó, ông Kim Dae-jung đã kể lại rằng, Thị trưởng Pusan đã rất lo ngại rằng kỳ Á Vận hội năm 2002 tại đây sẽ rất vắng người tham dự.
Để cải thiện tình hình, Thị trưởng Pusan đề nghị mời đoàn vận động viên Triều Tiên tham gia sự kiện. Tuy nhiên, ông Kim Dae-jung còn có một ý tưởng tuyệt vời hơn rất nhiều.
Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã cử đặc sứ sang Triều Tiên xin hội kiến với lãnh đạo Triều Tiên khi đó, ông Kim Jong-il để đề nghị ông cử cả đoàn vận động viên và hoạt náo viên Triều Tiên sang Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-il đồng ý và cử sang Hàn Quốc 228 nữ hoạt náo viên xinh đẹp. Kết quả sau đó khiến tất cả mọi người đều hài lòng. Á Vận hội diễn ra thành công nhờ điểm nhấn là những nữ hoạt náo viên từ Triều Tiên.
Chiến lược “Ngoại giao son môi” của Triều Tiên một lần nữa lại thành công khi các nữ hoạt náo viên nước này đặt chân đến Hàn Quốc. Hình ảnh của “Đội quân sắc đẹp” này nhanh chóng xuất hiện trên một loạt các tờ báo của Hàn Quốc và quốc tế.
Sức mạnh mềm của “Đội quân sắc đẹp”
Có thể nói, thành công của đội hoạt náo viên Triều Tiên đến từ sự khác biệt rất dễ nhận thấy. Trong khi, đội hoạt náo viên của các nước trên thế giới trông “na ná giống nhau” về trang phục cũng như cách biểu diễn thì đội hoạt náo viên Triều Tiên lại xuất hiện theo kiểu “không thể lẫn vào đâu” với bộ trang phục màu đỏ nổi bật “ton-sur-ton” với mũ và các phụ kiện đi kèm.
Ngoài ra, thay vì biểu diễn những động tác phức tạp để khích lệ các vận động viên, các hoạt náo viên Triều Tiên thường đứng một chỗ vẫy cờ, hoa, quạt theo một nhịp điệu cố định. Chính vì thế, ngay cả khi đứng trong một rừng các đội hoạt náo viên trên khắp thế giới, khán giả cũng rất khó rời mắt khỏi họ.
Thậm chí, các hoạt náo viên Triều Tiên còn gây ra một cơn sốt hâm mộ tại Hàn Quốc. Rất nhiều câu lạc bộ hâm mộ những cô gái hoạt náo viên Triều Tiên đã xuất hiện tại Hàn Quốc sau Á Vận hội 2002 tại Busan.
Một năm sau, những nữ hoạt náo viên Triều Tiên một lần nữa gây “dậy sóng” tại Hàn Quốc khi tham gia Đại hội Thể thao Sinh viên ở Daegu. Họ hò reo trước đám đông khán giả Hàn Quốc: “Chúng ta muốn gì?”, đám đông đồng thanh đáp lại: “Thống nhất!!!”.
Chính vì thế, không khó hiểu khi giới chức Triều Tiên hết sức tin tưởng và trân trọng những nỗ lực của “Đội quân nhan sắc”. Sức mạnh mềm của họ là không thể coi thường. Theo các chuyên gia, những nữ hoạt náo viên Triều Tiên được kỳ vọng sẽ trở thành lực lượng tiên phong trong việc giúp Triều Tiên-Hàn Quốc xích lại gần nhau và mở ra khả năng đàm phán hòa bình giữa hai nước.