【soi cầu.mobi】Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo

Hoạt động xuất khẩu sẽ gia tăng khi các FTA được ký kết

Nhà báo Hoàng Anh Minh- Báo điện tử VnEconomy

Có thể xã hội hóa truyền thông?ôngtinhộinhậpqualăngkínhnhàbásoi cầu.mobi

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Hoàng Anh Minh

Ngày nay, truyền thông đã đạt đến ngưỡng phát triển mới khiến cho cung cách tuyên truyền, quảng bá kiểu “truyền thống” không còn phù hợp. Việc tuyên truyền về chính sách đòi hỏi phải cải tiến trong toàn bộ công đoạn, từ việc lựa chọn kênh, phương thức, đối tượng... đến việc xây dựng các sản phẩm truyền thông hoàn chỉnh... Để làm tốt điều này, ngoài nỗ lực của riêng mình, Bộ Công Thương và các bộ, ngành nên có sự tham vấn các chuyên gia, tổ chức truyền thông độc lập để có sự hiến kế, tham vấn hiệu quả, thậm chí có thể xã hội hóa công việc này theo tinh thần cùng một nội dung công việc, đơn vị nào thực hiện tốt hơn với chi phí thấp hơn nên được lựa chọn thực hiện.

Hội nhập là một quá trình dài lâu và để hội nhập hiệu quả, doanh nghiệp và người dân cần được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, minh bạch, chính xác nhất, từ đó nắm bắt và chuyển hóa tốt nhất cơ hội. Để đạt được điều đó, hoạt động truyền thông cần được chú trọng một cách thường xuyên, liên tục, có chiến lược rõ ràng và triển khai chuyên nghiệp. Việt Nam không thiếu những chuyên gia truyền thông xuất sắc. Tôi hy vọng các bộ, ngành sẽ tìm ra cơ chế hữu hiệu để phát huy năng lực của họ.n

Nhà báo Mạnh Quân- Báo Thanh Niên:

Để thông tin hội nhập không khô khan.

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Mạnh Quân

Theo khảo sát, có 70- 80% doanh nghiệp (DN) có được thông tin về chính sách, các vấn đề hội nhập từ báo chí, bởi cách chuyển tải thông tin trên báo chí thường sinh động. Cái khó của phóng viên chính là việc chuyển tải những thông điệp về hội nhập một cách khéo léo, mềm mại chứ không quá khô khan. Nếu chỉ là bản tin đơn thuần thì khó có thể đọng lại trong tâm trí người đọc vì nó có phần mang tính dập khuôn, khô cứng.

Theo tôi, các phóng viên theo dõi hội nhập kinh tế quốc tế phải đi sâu vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực cụ thể mà hội nhập có tác động đến từng đối tượng. Điều này đòi hỏi người viết phải hội tụ các yếu tố như am hiểu chính sách, am hiểu từng lĩnh vực hội nhập và phải có thực tế mới viết được những bài báo hay và chất lượng tốt. Cách đưa tin không theo kiểu văn bản chính sách mà tập trung phản ánh các ví dụ, trường hợp cụ thể hay các vụ việc nảy sinh trong quá trình hội nhập và khéo léo lồng ghép các nội dung chính sách qua các câu chuyện đó. Như vậy, việc tuyên truyền sẽ có hiệu quả cao hơn, giúp DN tìm hiểu, nhận thức dễ dàng hơn.n

Nhà báo Hoàng Tư Giang - Thời báo kinh tế Sài Gòn:

Giải thích chính sách trước khi cung cấp thông tin

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Hoàng Tư Giang

Kết quả một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra rằng, có đến 80% DN Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, ngoài những cái “được” của hội nhập thì rủi ro, khó khăn, thách thức đối với DN không hề nhỏ. Đây là điều hết sức nguy hiểm.

Nguyên nhân, theo tôi, ngoài sự thờ ơ của một bộ phận DN thì việc hạn chế thông tin là yếu tố chính. Nhiều DN phản ánh, họ rất muốn tìm hiểu thông tin về một hiệp định thương mại tự do cụ thể liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN nhưng không biết tìm ở đâu. Khi DN chủ động tìm kiếm thông tin qua một số kênh không chính thống (internet, cổng thông tin điện tử của một số cơ quan...) song không hiểu hoặc không thể thẩm định được độ chính xác của các thông tin đó.

Vì vậy, các cơ quan hữu quan nên chủ động cung cấp thông tin cho DN và báo chí. Đặc biệt, thông tin hội nhập trước khi cung cấp cho DN và báo chí phải được phân tích, giải thích chi tiết, cụ thể và dễ hiểu.

Nhà báo Nguyễn Tùng Lâm - Báo Thế giới và Việt Nam:

Nên có đầu mối thông tin hội nhập.

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Nguyễn Tùng Lâm

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia sẽ mang lại vô vàn cơ hội lẫn thách thức cho DN. Tuy nhiên, nhiều DN chưa hiểu rõ những cam kết cụ thể từ các FTA, một trong nhiều nguyên nhân là do cách tuyên truyền của các bộ, ngành chưa thực sự hiệu quả.

Có thể thấy, các bài viết về hội nhập thường ở tầm vĩ mô với nội dung khái quát, chung chung. Điều này xuất phát từ một khó khăn của phóng viên hội nhập: Không có hoặc không được tiếp xúc với các đầu mối cung cấp thông tin theo từng lĩnh vực.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về hội nhập, thời gian tới, các bộ, ngành nên có một danh sách đầu mối cung cấp các thông tin về hội nhập, phân công rõ ai có thể trả lời thông tin về thuế, về các rào cản phi thuế quan từ các FTA, các thị trường..., tạo điều kiện giúp phóng viên có được dữ liệu cụ thể, từ đó có bài viết sâu theo từng mảng, ngành nghề, lĩnh vực xuất khẩu.n

Nhà báo Nguyễn Thanh Tùng - Báo Vietnam Investment Review:

Tự trang bị kiến thức, văn hóa ngoại giao

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Nguyễn Thanh Tùng

Tác nghiệp trong mảng hội nhập, phóng viên vừa có cái khó vừa có cái dễ. Mặc dù phóng viên có thể dễ dàng phỏng vấn các cơ quan quản lý nhà nước nhưng thông tin nhận được từ các cuộc phỏng vấn này thường rất chung chung. Hơn nữa, khi cần lấy ý kiến DN về hội nhập kinh tế quốc tế, có thể do hiểu biết mơ hồ về các FTA, nên DN khó nói hay, nói trúng hoặc bình luận sâu về tác động của FTA đến DN, rất khó cho người làm báo khi muốn có những bài viết sâu và hay về hội nhập.

Phóng viên theo dõi hội nhập, ngoài yêu cầu có ngoại ngữ, đòi hỏi phải tự trang bị những kiến thức về chính trị, văn hóa ngoại giao. Tôi có dịp được tham dự một buổi tiệc thân mật tại nhà riêng của một vị Đại sứ dành cho báo chí. Trong không khí vô cùng thân thiện và vui vẻ giữa chủ và khách, một phóng viên đã đặt thẳng câu hỏi cho Đại sứ về quan điểm chính trị, quân sự- vấn đề rất nhạy cảm với cả Việt Nam lẫn quốc gia mà Đại sứ là người đại diện. Câu hỏi không phù hợp khiến chủ nhân bữa tiệc và khách mời cảm thấy không thoải mái. Thế mới thấy, phóng viên theo dõi hội nhập phải có những hiểu biết về ngoại giao, để không bị rơi vào thế khó xử.n

Nhà báo Xuân Phú - Báo Công Thương:

Báo chí viết về hội nhập ít được giải do bị “quên”?

Thông tin hội nhập qua “lăng kính” nhà báo
Nhà báo Xuân Phú

Giải Báo chí quốc gia do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức hàng năm thực sự là giải báo chí danh tiếng nhất tại Việt Nam. Do đó, giải thu hút các cơ quan báo chí gửi tác phẩm tham gia ngày càng đông và số lượng tác phẩm được giải cũng ngày càng nhiều hơn. Các tác phẩm được giải cũng khá đầy đủ các lĩnh vực kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, mảng hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với các nước (hội nhập kinh tế quốc tế) trong những năm qua đạt nhiều kỳ tích, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng rất ít tác phẩm được giải trong cơ cấu Giải Báo chí quốc gia.

Trước thực tế này, có ý kiến nói rằng, mảng hội nhập kinh tế quốc tế chưa được các cơ quan báo chí chú trọng trong việc đầu tư chất lượng tác phẩm. Cũng lại có ý kiến cho rằng, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia “quên” mảng đề tài này khi chấm giải?

Trao đổi vấn đề trên, tiến sỹ Trần Bá Dung- Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam - thành viên Hội đồng Giải Báo chí quốc gia - khẳng định: Tất cả các mảng đề tài đều được Hội đồng quan tâm và không thể có chuyện “quên” mảng đề tài về hội nhập kinh tế. Ông Dung cho biết: Mảng đề tài về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế hằng năm đều có tác phẩm gửi về tham dự giải và cũng có tác phẩm được giải. Ví như giải lần thứ IX năm 2014 có 2 tác phẩm xuất sắc viết về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và phản ánh về “bão nổi lên” trên thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam được giải B và C. Tuy nhiên, viết về kinh tế, nhất là về hội nhập, xuất nhập khẩu là vấn đề khó, khô khan, thể hiện hay như thực tế diễn ra là không dễ, hoặc có viết nhưng tác phẩm gửi dự thi viết chưa được “ngon” nên chưa lọt được vào chung khảo.