【lịch đá đức】Thanh tra chuyên ngành kho bạc: Triển khai diện rộng từ 2016
Trong quá trình thí điểm,ênngànhkhobạcTriểnkhaidiệnrộngtừlịch đá đức một số hạn chế cũng đã bộc lộ. KBNN đã kịp thời nắm bắt, khắc phục để triển khai chính thức trong năm 2016.
khó khăn bước khởi đầu
Tính đến thời điểm này công tác TTCN đã được triển khai tại 412 đơn vị KBNN cấp huyện, phòng giao dịch, văn phòng KBNN cấp tỉnh với tư cách là đơn vị sử dụng NSNN. Về cơ bản, KBNN các tỉnh, thành phố đã nghiêm túc triển khai thí điểm tại ít nhất 3 đơn vị KBNN được chọn làm đối tượng thanh tra.
Công chức phòng thanh tra bước đầu được tiếp cận, làm quen với quy trình của một cuộc TTCN KBNN với trình tự từng bước công việc cụ thể; bước đầu được tiếp cận, làm quen với việc đối chiếu hồ sơ, chứng từ, phát hiện các tồn tại, sai sót, các tình huống xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) giả định, qua đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về xử phạt VPHC. Sau thời gian thí điểm, từng thành viên đoàn thanh tra được tích lũy và rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tại các đơn vị được chọn thí điểm tiếp theo.
Nhìn chung qua thời gian thí điểm, quy chế hoạt động TTCN được KBNN các tỉnh, thành phố đánh giá là phù hợp, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra; trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Quy trình các bước thực hiện 1 cuộc thanh tra đã tạo điều kiện cho các chủ thể thanh tra thực hiện đúng thẩm quyền, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, bảo đảm công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị.
Tuy nhiên, theo ông Trương Phác Quân - Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra KBNN: Quá trình triển khai thí điểm cũng đã bộc lộ một số hạn chế do TTCN KBNN là một nhiệm vụ hoàn toàn mới, cán bộ làm công tác thanh tra trong quá trình vừa nghiên cứu, vừa tập dượt nên thiếu kinh nghiệm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các văn bản liên quan trước khi thực hiện thí điểm chưa sâu, nên nhiều đơn vị chưa xác định đúng nội dung, phạm vi của TTCN, chưa đối chiếu những tồn tại, sai sót đã được phát hiện trong quá trình thanh tra để thực hiện các tình huống theo các bước hướng dẫn.
Một số KBNN tỉnh, thành phố chưa thực hiện được bước khảo sát; chưa có báo cáo tiến độ thanh tra của thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra và của trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra. Việc công khai kết luận thanh tra chưa tiến hành được như theo quy định của pháp luật (vì đang làm thử). Chưa thực hiện tập dượt xử lý tình huống xử phạt VPHC và cách thức xử lý tình huống trong thực tế hoặc dự báo có thể sẽ xảy ra.
Đặc biệt, theo ông Quân, khi thí điểm, việc triển khai xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN còn khó nhận diện. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ còn lúng túng; chưa xác định được ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; ngày phải khắc phục sau biện pháp khắc phục hậu quả.
Tại một số tỉnh, việc bố trí sắp xếp công chức tại phòng thanh tra chưa đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đến tháng 7/2015, số công chức được bố trí tại phòng thanh tra KBNN các tỉnh, thành phố là 337 cán bộ (trong khi theo quy định là 507 cán bộ), đạt tỷ lệ 66,5%. Có những đơn vị, số lượng công chức tại phòng thanh tra chỉ đủ để kiểm tra nội bộ, thậm chí cá biệt có những KBNN tỉnh chỉ có 2 hoặc 3 công chức bố trí tại phòng thanh tra. Một số công chức đã cử đi học lớp bồi dưỡng thanh tra viên, TTCN nhưng lại điều động sang làm các nghiệp vụ khác.
Bên cạnh đó, hiện nay các loại hình đơn vị sử dụng NSNN rất đa dạng, đặt ra yêu cầu công chức làm công tác thanh tra phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu các quy định của pháp luật, có đầy đủ hệ thống các văn bản của nhà nước, bộ, ngành, địa phương làm căn cứ thực hiện. Trong khi đó, lực lượng và tổ chức TTCN chỉ có cấp tỉnh, số lượng có hạn, nên khi triển khai thực hiện đã có nhiều khó khăn….
Tăng cường công tác phối hợp
Ông Trương Phác Quân cho biết, để triển khai có hiệu quả từ năm 2016, trước mắt, Vụ Thanh tra - Kiểm tra sẽ tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của Thanh tra Bộ Tài chính trong triển khai hoạt động TTCN KBNN. Chú ý công tác sưu tầm, cập nhật tài liệu nghiệp vụ thanh tra, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ từ Thanh tra Bộ Tài chính để phổ biến và đề xuất lãnh đạo KBNN cử cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra tham gia.
Đặc biệt, Vụ Thanh tra - Kiểm tra chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Sổ tay nghiệp vụ TTCN KBNN”; văn bản quy định trách nhiệm, phối hợp công tác của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan với bộ phận thanh tra trong việc cung cấp thông tin tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; khảo sát để ban hành quyết định thanh tra; quá trình tiến hành thanh tra của đoàn thanh tra chuyên ngành KBNN.
Các KBNN địa phương cần khẩn trương thực hiện việc bố trí, sắp xếp biên chế công chức làm việc tại phòng thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo quy định, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền tới các đơn vị sử dụng NSNN về việc KBNN được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN, tổng hợp kết quả xử phạt VPHC báo cáo KBNN đảm bảo thời gian quy định.
Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị cấp huyện, phòng kế toán và phòng kiểm soát chi, phòng giao dịch (nếu có) phối hợp với phòng thanh tra, kiểm tra để thống kê xác định danh mục đơn vị, số lượng đơn vị và lĩnh vực chi NSNN để xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2016 đảm bảo chất lượng và thời gian quy định./.
Theo KBNN, việc chuẩn bị nhân sự cho chức năng thanh tra chuyên ngành cũng là áp lực lớn đối với các KBNN địa phương. Ngoài ra, tác phong, cách hiểu, cách nghĩ, cách làm việc của cán bộ làm công tác thanh tra chưa thích nghi được với nhiệm vụ mới. Do đó, thời gian này, KBNN đặc biệt chú trọng đến khâu đào tạo cho các cán bộ làm chức năng này. |
Vân Hà