【kqbd torino】Khởi động lại hoạt động khoa học và công nghệ

Sau thời gian gián đoạn,ởiđộnglạihoạtđộngkhoahọcvcngnghệkqbd torino nhiều hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được khởi động lại. Đây là tín hiệu vui giúp đảm bảo tiến độ của các đề tài, dự án và mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều người dân.

Các hoạt động thăm nông hộ, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân được tiến hành thường xuyên tới đây. (Ảnh chụp trước đợt dịch)

Đề tài, dự án thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vẫn được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai theo kế hoạch đã đề ra. Nhiều hoạt động được thực hiện bằng hình thức phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. Tuy vậy, vẫn có một số hoạt động bị hạn chế, nhất là trong việc triển khai các đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh. Sau khi áp dụng Chỉ thị số 19, người dân được đi lại trong tỉnh, nhiều đề tài, dự án đã lên kế hoạch nối lại một số hoạt động.

Các chủ nhiệm, thành viên, các chuyên gia và nhà khoa học trong tỉnh có thể đến nơi thực hiện đề tài, dự án của mình. Đối với các đề tài, dự án về lĩnh vực nông nghiệp, họ có thể đi thăm nông hộ, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình... đáp ứng yêu cầu mà đề tài, dự án đề ra. Riêng với các hoạt động tập trung nhiều người như tổ chức tập huấn, hội thảo, cần giới hạn lượng người tham dự không quá 30 người. Còn đối với các đề tài, dự án khác, việc liên hệ, thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin hay tiến hành khảo sát,... cũng thuận lợi hơn. Nhờ đó, các đề tài, dự án được thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra.

Mới đây, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã ký ban hành Văn bản số 1755 của UBND tỉnh về việc thống nhất chủ trương cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh sử dụng địa danh “Hậu Giang” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Mít Hậu Giang” cho sản phẩm trái mít tươi của tỉnh nhà theo đề nghị của Sở KH&CN tỉnh. Văn bản này là cơ sở quan trọng để xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mít Hậu Giang”, một trong 6 nội dung chính của dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” do ThS. Phạm Thành Tôn chủ nhiệm và Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN tỉnh chủ trì.

Dự án này là một trong những nhiệm vụ KHCN của tỉnh năm 2020. Đến nay, sau khoảng một năm thực hiện, dự án đã triển khai nhiều phần việc quan trọng. Tuy dịch Coivd-19 làm các hoạt động như tổ chức tập huấn, hội thảo bị hạn chế, nhưng nhìn chung, không ảnh hưởng đến tiến độ dự án. ThS. Phạm Thành Tôn cho biết: “Trong thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi vẫn hỗ trợ nông hộ tham gia dự án bằng cách gọi điện hoặc liên lạc qua mạng xã hội. Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện tập huấn cho người dân và triển khai các phần việc còn lại của dự án”.

Cấp huyện khẩn trương hoàn thành kế hoạch năm lĩnh vực KH&CN

Ở cấp huyện, các dự án, mô hình bị gián đoạn do dịch Covid-19 đã được khởi động lại.

Vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy đã họp Hội đồng KH&CN để triển khai 2 mô hình “Trồng rau thủy canh trong nhà lưới” và “Quy trình trồng rau an toàn trong nhà lưới”. Ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Hội đồng đã chọn được chủ nhiệm và thẩm định kinh phí thực hiện của hai mô hình. Các chủ nhiệm đã lựa chọn được nông hộ thực hiện và sẽ bắt đầu triển khai mô hình từ cuối tháng 10. Do thời gian trồng rau ngắn nên hai mô hình vẫn kịp hoàn thiện trong năm nay”.

Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục giao cây giống đợt 2 cho người dân để hoàn thiện việc xuống giống 35ha của mô hình “Mở rộng diện tích chanh không hạt trên địa bàn phường Hiệp Thành, phường Lái Hiếu”.

Trong khi đó, huyện Vị Thủy đang trong giai đoạn 3 thực hiện dự án “Phục hồi cây trầu sau lũ bằng cách bón phân vi sinh đa chức năng AZOTOBACTERIN và Trichodermina”. Huyện Phụng Hiệp tiếp tục thực hiện các dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch rau đắng đất Polygonum aviculare L. tại huyện Phụng Hiệp”; “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thực hành chuỗi giá trị mãng cầu xiêm đạt chứng nhận GlobalGap tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”… Còn các dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP để phát triển vùng chuyên canh khóm Queen Cầu Đúc ở Hậu Giang” và “Xây dựng mô hình sản xuất khổ qua rừng theo hướng VietGAP cung cấp sản phẩm nguyên liệu chế biến dược liệu” tiếp tục được thành phố Vị Thanh triển khai.

Tuy chưa thể trở lại bình thường như trước khi có dịch, nhưng với những quy định mới về việc cấp giấy đi đường ra, vào Hậu Giang và cách theo dõi, cách ly với người có “thẻ xanh”, “thẻ vàng” tiêm vắc-xin phòng Covid-19, sẽ tạo điều kiện cho những người làm trong lĩnh vực KH&CN được tiếp tục triển khai hoặc nghiệm thu đề tài, dự án của mình, nhiều hoạt động KH&CN của tỉnh được thực hiện đảm bảo tiến độ, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ