【xem bing da truc tuyen】Rốt ráo triển khai nhiều gói tài khóa hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế

Bổ sung 240 tỷ đồng cho nhiệm vụ chi đầu tư

Bám sát Nghị quyết số 11/NQ-CP,ốtráotriểnkhainhiềugóitàikhóahỗtrợphụchồivàpháttriểnkinhtếxem bing da truc tuyen Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách, như: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH13; Nghị định số 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành: Nghị định số 36/2022/NĐ-CP hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, theo Nghị quyết 43/2022/QHl5; Nghị định số 148/2021/NĐ-CP quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương

Đồng thời, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; Quyết định số 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022, bao gồm hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 521/NQ-UBTVQH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2021. Trong đó, bổ sung 240 tỷ đồng cho các nhiệm vụ chi đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế (chương trình) và 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Trình Chính phủ đưa vào Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ nội dung cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương (NSTW) đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình; đến nay, số cắt giảm là 533 tỷ đồng.

Ước tính số miễn, giảm thuế đã đạt hơn 54,6% kế hoạch

Về kết quả thực hiện một số chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, theo Bộ Tài chính, các chính sách miễn, giảm thuế thuộc chương trình phục hồi, phát triển kinh tế quy mô dự kiến khi xây dựng chương trình là 64 nghìn tỷ đồng, đến nay ước tính số miễn, giảm khoảng 34,970 nghìn tỷ đồng (đạt hơn 54,6% kế hoạch dự kiến).

Cụ thể: giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ước tính 8 tháng năm 2022 khoảng 25.685 tỷ đồng. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP, ước tính 8 tháng khoảng 6.555 tỷ đồng. Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay ước tính 8 tháng khoảng 737 tỷ đồng.

Bổ sung kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động 4.125 tỷ đồng

Bộ Tài chính đã thông báo bổ sung kinh phí cho các địa phương thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã thông báo cho 20 địa phương với tổng kinh phí là 4.125 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, ước tính 8 tháng khoảng 1.093 tỷ đồng. Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí hỗ trợ cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, trong 8 tháng qua khoảng 900 tỷ đồng.

Ngoài ra, do giá xăng dầu tăng đột biến, để kiểm soát giá cả, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn (nằm ngoài gói 64 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí lệ phí của chương trình), gồm: Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 quy mô dự kiến khoảng 24 nghìn tỷ đồng và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 quy mô dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng. Ước thực hiện các chính sách này 8 tháng khoảng 12.900 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kết quả triển khai các chính sách gia hạn thuế (quy mô dự kiến khi xây dựng chương trình là 135 nghìn tỷ đồng), đến nay đã gia hạn các loại thuế là 52.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 38,5%). Thực hiện Nghị định số 34/2022/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời hạn nhiều khoản thuế và tiền thuê đất năm 2022, ước thực hiện đến hết tháng 8 là 49.100 tỷ đồng. Về thực hiện Nghị định số 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đến hết tháng 8 là 2.900 tỷ đồng.

Thời gian qua, nỗ lực của Bộ Tài chính thực hiện gói hỗ trợ tài khóa trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao từ dư luận xã hội. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ “chưa từng có” này như “phao cứu sinh” và là “liều thuốc” đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn khó khăn này. Các chính sách đưa ra với nguồn lực phải đủ lớn và thời gian triển khai đủ dài được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả rõ nét cả trong trước mắt cũng như lâu dài, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.