Nhà cái uy tín

【keo bd c1】Đèn xanh không đi có bị phạt?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Sau hơn 20 năm, Bình Phước đã có sự phát keo bd c1

Sau hơn 20 năm,Đegravenxanhkhocircngđicoacutebịphạkeo bd c1 Bình Phước đã có sự phát triển nhanh chóng về hệ thống giao thông, với 2 tuyến đường huyết mạch của quốc gia chạy qua, đó là quốc lộ 13 và quốc lộ 14, đồng thời có nhiều khu công nghiệp được mở ra với hệ thống giao thông liên hoàn. Vì thế ở Bình Phước hiện nay có rất nhiều ngã ba, ngã tư và thậm chí ở vòng xoay cũng có hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Có lẽ từ khi có nhiều hệ thống tín hiệu giao thông mới được lắp đặt nên nhiều người tham gia giao thông quan tâm đến những quy định về các tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng. Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau: Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi; Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Ở Bình Phước nói riêng, trong cả nước nói chung, không phải đến bây giờ mà đã từ lâu người viết bài chứng kiến cảnh đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang xanh nhưng có một số người vẫn mải mê nói chuyện với người kế bên, mặc cho những người phía sau sốt ruột và bóp còi inh ỏi, nhưng có người vẫn không chịu cho xe chạy. Thậm chí có không ít người khi được nhắc nhở thì họ quay lại nhìn với ánh mắt “hình viên đạn”. Lại có thanh niên sẵn sàng chống xe giữa ngã tư để tiến tới kiếm chuyện với người đã nhắc nhở mình. Chưa hết, có trường hợp chỉ vì chậm điều khiển phương tiện giao thông theo tín hiệu đèn hướng dẫn mà gây ra ách tắc giao thông. Ở đây câu hỏi được đặt ra là: Cột tín hiệu giao thông đã bật đèn xanh, nhưng có ai đó không đi (trong trường hợp phương tiện không bị trục trặc gì và sức khỏe của người tham gia giao thông vẫn bình thường), thì có bị phạt không?

Về câu hỏi này, có ý kiến cho rằng, trong trường hợp đèn xanh đã bật mà không chạy dẫn đến cản trở giao thông, thì vẫn bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định như sau:Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;... Như vậy, theo quy định trên đây thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn xanh cũng có thể bị phạt.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn xanh như nói ở trên mà cũng bị phạt thì e rằng không thỏa đáng và thậm chí là không phù hợp với chính những quy định hiện hành của pháp luật. Bởi vì, như đã trích dẫn ở trên là tại Điểm a, Khoản 3, Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau: Tín hiệu xanh là được đi;... Như vậy, ở đây trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành đã quy định rõ là người tham gia giao thông “được đi”, tức là được phép điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục lưu thông, chứ không phải là “phải đi” khi cột tín hiệu giao thông bật đèn xanh. Do đó, nếu cảnh sát giao thông thực hiện xử phạt đối với hành vi này là không hợp lý. Nghị định của Chính phủ cũng là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không thể “to hơn” hay đứng trên “luật”. Vì vậy, từ phân tích trên, tôi đề nghị nếu thấy không phù hợp thì các cơ quan chức năng ở Trung ương cần sớm tham mưu cho cấp có thẩm quyền có giải pháp sửa đổi, bổ sung để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

D.V

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap