Brazil đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 Hội nghị G20 không ra được tuyên bố chung vì vấn đề Ukraine Lịch trình và hoạt động của lãnh đạo Mỹ tại hội nghị G20,ỗlựcđượcđềnđálịch thi đấu hạng 2 hà lan ASEAN |
Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ngày 9 và 10/9 tại New Delhi, Ấn Độ |
Dù thực tế không phải mọi nỗ lực của Ấn Độ đều mang lại kết quả như mong muốn, song những gì nước chủ nhà thể hiện đã cho thấy vai trò Chủ tịch G20 năm 2023, cũng như những ưu tiên và mong muốn đóng góp của nước này cho cộng đồng quốc tế.
Bản thân Thủ tướng Ấn Độ Modi coi Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này là thời điểm trưởng thành về mặt ngoại giao của đất nước - bằng chứng cho thấy ảnh hưởng và uy tín của New Delhi trên trường quốc tế. Tại hội nghị lần này, Ấn Độ đã giành một chiến thắng ngoại giao đáng chú ý, khi nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo khác về việc mở rộng khối thành "G21" bằng cách đưa Liên minh châu Phi (AU) làm thành viên thường trực. Động thái này sẽ giúp đánh bóng hình ảnh của ông Modi trong việc là cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát triển. Bị chia rẽ vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và bế tắc trong việc tìm kiếm thỏa thuận cắt giảm lượng khí thải carbon, do đó việc mở rộng khối thành G21 có thể là kết quả hữu hình nhất tại hội nghị.
Trong số các nội dung chương trình nghị sự cấp bách tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, việc trao quyền cho các nước Nam bán cầu, bao gồm các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, để theo đuổi các mục tiêu phát triển của họ được xem là trọng tâm. Trong những năm qua, khu vực Nam bán cầu đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực quản trị toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển của họ vẫn chưa nhận được sự quan tâm và hỗ trợ xứng đáng. Vì vậy, Thủ tướng Modi cho rằng các quốc gia đang phát triển cần có tiếng nói lớn hơn trong việc ra quyết định toàn cầu và lời mời AU, gồm 55 thành viên, tham gia G20 là minh chứng cho điều đó. Trong khi đó, bà Svetlana Lukash đại diện của Nga tại G20 cho rằng các nước G20 đã đạt được kết quả nghiêm túc, mọi vấn đề đều phản ánh lợi ích của các nền kinh tế đang phát triển ở Nam bán cầu.
Ngoài ra, việc các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ra được tuyên bố chung trong bối cảnh chia rẽ vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và bế tắc trong việc tìm kiếm thỏa thuận cắt giảm lượng khí thải carbon cũng được dư luận đánh giá rất cao. Nói như ông Amitabh Kant - điều phối viên hàng đầu của Ấn Độ tại các sự kiện của Nhóm G20, việc nhận được “100% sự đồng thuận từ tất cả các nước” đối với tất cả 83 đoạn trong tuyên bố, đánh dấu một thắng lợi lớn cho Ấn Độ, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 năm 2023, một năm đặc biệt thách thức đối với thế giới.
Rõ ràng, chính việc đề cao tinh thần đoàn kết tại hội nghị thượng đỉnh G20 mang lại cho Ấn Độ cơ hội nâng cao tầm vóc toàn cầu và khẳng định vai trò là tiếng nói đại diện các nền kinh tế mới nổi. Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng khẳng định: “Nỗ lực của chúng tôi và sự hợp tác của các bạn, các nhà lãnh đạo G20 đã đạt được đồng thuận về tuyên bố chung”. Điều này cho thấy nỗ lực của Ấn Độ trong 1 năm giữ chức Chủ tịch G20 đã được đền đáp xứng đáng.