Ông Võ Trường Thành,ấtkhẩugỗđangnghiêngvềdoanhnghiệxem lich thi dau bong da Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho biết, trong những năm qua, ngành chế biến gỗ luôn tăng trưởng cao hơn GDP. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI. Trước đây, 65% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng nay tỷ lệ này đã giảm xuống còn 30 – 35%.
Dự báo về tương lai ngành gỗ khi Việt Nam gia nhập TPP, ông Võ Trường Thành cho rằng, ngành gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, xét về khía cạnh từng doanh nghiệp, sẽ có không ít những thử thách. Theo đó, thử thách lớn nhất chính là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
Cụ thể, từ cách đây hơn 10 năm, đã có nhiều ý kiến xin Chính phủ lập trường dạy nghề cho ngành chế biến gỗ, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ phải tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp FDI sẽ đổ vào Việt Nam rất đông và có thể sẽ thu hút lượng lớn các lao động đã được đào tạo này.
Tình trạng này đã từng xảy ra trước đây khi các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ đưa ra chính sách lương thưởng hấp dẫn nhằm thu hút các lao động có tay nghề cao.
Ông Nguyễn Văn Quý, Giám đốc Công ty gỗ Hố Nai chia sẻ, tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỷ trọng giữa doanh số xuất khẩu và nội địa của các doanh nghiệp là 50:50. Từ đó có thể thầy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa. Do đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lấy thị trường này trước khi rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Theo ông Quý, để thắng ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, ý tưởng thiết kế là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Theo đó, các mẫu mã cần phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và bắt kịp các xu hướng mới.
Ông Lương Văn Nga, Giám đốc điều hành Công ty Koda Sài Gòn cũng cho hay, trong ngành gỗ, có càng nhiều mẫu mã thì càng có nhiều đơn hàng. Thực tế thời gian qua, công ty Koda Sài Gòn nhận rất nhiều đơn đặt hàng của khách, bình quân có tới 20 khách đặt hàng/ngày. Doanh số xuất khẩu của công ty cũng đạt tới 20 triệu USD/tháng.
Các doanh nghiệp tham dự tọa đàm cũng cho rằng, tỷ lệ lợi nhuận trong ngành chế biến gỗ có thể rất lớn, bởi mỗi sản phẩm gỗ không chỉ là một vật dụng mà còn chứa đựng yếu tố nghệ thuật rất cao. Do đó, ngành gỗ luôn có yêu cầu cao về tính sáng tạo cho các mẫu mã. Điều này một lần nữa cho thấy yêu cầu cấp bách trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
Trước những lo ngại đó, lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng Hawa nên đứng ra thành lập một trường đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trong hiệp hội. Khi đó, các doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí để có được nguồn nhân lực chất lượng và ổn định, giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các đối thủ đến từ nước ngoài.