Chè,ệcxửlýnợchocáctiểudựánpháttriểncâycàphêchèthuộctráchnhiệmcủfk qarabag vs cà phê Việt nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Ấn Độ | |
Hải quan giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn cho 24 đơn vị | |
Giá cà phê nội địa tăng cao nhất trong 4 năm gần đây |
Tiểu dự án của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An cũng đã được xử lý nợ trong các lần xử lý nợ trước đây. Ảnh: Internet |
Theo phản ánh của cử tri huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), các hộ công nhân thuộc Nông trường Tây Hiếu 3 nhận khoán đất nông trường thực hiện Tiểu Dự án phát triển cây cà phê chè Catimo do Công ty Đầu tư sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê – Cao su Nghệ An (nay là Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An) làm chủ đầu tư thuộc Chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè trên toàn quốc, nguồn vốn vay AFD và Quỹ hỗ trợ phát triển.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (không phù hợp thổ nhưỡng, thiên tai, chăm sóc không đảm bảo...) nên một số diện tích bị mất trắng, hiệu quả rất thấp. Theo đó, cử tri kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Vinacafe xem xét cho phép khoanh nợ, giảm nợ, xóa nợ vay vốn AFD còn tồn đọng để giảm bớt khó khăn cho công nhân nông trường.
Làm rõ vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè vay vốn AFD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/TT ngày 24/3/1997, sử dụng nguồn vốn vay ODA của AFD theo Thỏa ước tín dụng ngày 4/11/1998.
Vinacafe là chủ Chương trình và ký Hợp đồng vay lại với Tổng cục Đầu tư phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - NHPT). Trên cơ sở đó, Vinacafe cho các công ty vay để thực hiện các tiểu dự án, trong đó có Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An. Thời gian rút vốn của Chương trình từ tháng 9/1999 đến tháng 12/2004, tổng số vốn vay đã rút là 12,136 triệu Euro.
Cơ chế cho vay lại ban đầu (theo Thông tư số 31/1999/TT/BTC ngày 25/3/1999 của Bộ Tài chính) là Vinacafe vay lại bằng đồng Việt Nam đối với Hợp phần nông nghiệp, trả trong 10 năm gồm 3 năm ân hạn, bắt đầu từ năm 1999 với lãi suất vay lại 4,92%/năm đã bao gồm phí cho vay lại là 0,12%/năm; vay lại bằng Euro đối với Hợp phần công nghiệp trả trong 10 năm gồm 3 năm ân hạn, bắt đầu từ năm 1999 với lãi suất vay lại 4,5%/năm đã bao gồm phí cho vay lại là 0,2%/năm.
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép điều chỉnh cơ chế vay lại 3 lần. Cụ thể: lần 1 (năm 2001) cho phép đối với Hợp phần nông nghiệp được áp dụng lãi suất vay lại bằng đồng Việt Nam là 3,9%/năm, thời gian trả nợ 15 năm, thời gian ân hạn 3 năm cả gốc và lãi; Hợp phần công nghiệp chế biến được áp dụng lãi suất vay lại bằng Euro là 3,7%/năm, thời gian trả nợ 10 năm, thời gian ân hạn 3 năm trả gốc.
Lần 2 (năm 2010) cho phép khoanh nợ 5 năm (từ 1/1/2010) đối với diện tích cà phê bị mất trắng; khoanh nợ 3 năm (từ 1/1/2010) đối với diện tích cà phê kém phát triển, năng suất thấp, kinh doanh không có lãi.
Lần 3 (năm 2014): Hợp phần nông nghiệp cho phép xóa nợ toàn bộ diện tích cà phê mất trắng hoặc hư hại hoàn toàn là 13.317,60 ha, tương đương 160.974,062 triệu đồng, khoanh nợ với diện tích 418,12 ha kém phát triển năng suất thấp, tương đương 1.685,823 triệu đồng (thuộc tiểu dự án của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An).
Đối với Hợp phần công nghiệp, khoanh nợ số tiền 1.141.321,20 Euro từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2015 (số nợ được khoanh còn lại sau khi trừ số nợ được trả từ nguồn thanh lý sẽ được phân bổ, trả đều các kỳ trả nợ vào ngày 15/4 và ngày 15/10 từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2020, lãi suất 0%/năm), khoanh nợ toàn bộ nợ vay số tiền 823.803,86 Euro để xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản (đối với các đơn vị đang làm thủ tục phá sản).
Về tiểu dự án của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An, Bộ Tài chính cho biết, tiểu dự án của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An là một trong các tiểu dự án thuộc Chương trình, tham gia cả hai Hợp phần nông nghiệp và Hợp phần công nghiệp. Tiểu dự án cũng đã được xử lý nợ trong các lần xử lý nợ trước đây của Chương trình.
Hiện nay, trong Hợp phần nông nghiệp của Chương trình còn duy nhất tiểu dự án của Công ty. Theo báo cáo của Vinacafe tại công văn số 43/TCT-TCKT ngày 21/1/2022, từ năm 2014 đến nay, việc thu hồi vốn và trả nợ của Công ty cho Vinacafe gặp khó khăn do vườn cây hết chu kỳ kinh doanh không đủ bù đắp chi phí, đa phần diện tích đã bị chết từ thời kỳ trồng mới, một số diện tích đã chuyển đổi trồng cây ngắn ngày từ nhiều năm nay nên không thu hồi được nợ.
Đối với Hợp phần công nghiệp, tiểu dự án của Công ty là một trong số 13 tiểu dự án tham gia. Theo báo cáo của Vinacafe tại công văn số 43/TCT-TCKT ngày 21/1/2022, do hầu hết diện tích cà phê chè mất trắng nên các nhà xưởng không phát huy được tác dụng, giá cà phê giảm nên các đơn vị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vốn vay…
Theo Bộ Tài chính, việc xem xét cho phép gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ, xóa nợ còn tồn đọng của các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ căn cứ vào quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2017, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ (Nghị định số 97/2018/NĐ-CP), Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2019/NĐ-CP.
Vinacafe là chủ Chương trình, vay lại vốn vay AFD của Chính phủ rồi cho các công ty thành viên vay lại để thực hiện các tiểu dự án. Do đó, vấn đề xử lý nợ cho các tiểu dự án thuộc trách nhiệm của Vinacafe và việc xử lý nợ tồn đọng tổng thể của Chương trình từ năm 2014 đến nay (nếu có) phải do Vinacafe đề xuất (với tư cách là người vay lại vốn vay nước ngoài cho Chương trình và ký Hợp đồng vay lại với NHPT).
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An báo cáo Vinacafe lập phương án xử lý nợ tổng thể của Chương trình theo quy định, trong đó thực hiện phân loại nợ, xác định các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng có ảnh hưởng trực tiếp đến Chương trình, xây dựng các phương án xử lý nợ (gia hạn, khoanh nợ, xóa nợ).
Đồng thời, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan (báo cáo tài chính được kiểm toán 3 năm gần nhất, ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan liên quan về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính không trả được nợ, đề án tái cơ cấu lại tài chính của Vinacafe được cấp có thẩm quyền phê duyệt…) gửi Cơ quan được ủy quyền cho vay lại (Ngân hàng Phát triển) thẩm định làm căn cứ để Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.