Phó Bí thư Tỉnh ủy,ạchtỉnhNinhBìnhHiệnthựchoáĐôthịdisảnthiênniênkỷzbet. me Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc phát biểu khai mạc tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Phương Liên |
Phát biểu khai mạc và khái quát nội dung Quy hoạch, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết: Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 4 Điều với 13 Nội dung. Về Quan điểm phát triển, Ninh Bình kiên định theo hướng "xanh, bền vững và hài hòa", lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, công nghiệp cơ khí ô tôhiện đại làm động lực, coi trọng phát triển văn hóa, tăng cường liên kết vùng và mở rộng hợp tác quốc tế.
Về mục tiêu, chỉ tiêu và tầm nhìn, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới.
Quy hoạch xác định "ba nền tảng", "bốn trụ cột" phát triển kinh tếvà "7 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá". Trong đó, nền tảng quan trọng nhất là giá trị văn hóa - con người - thiên nhiên, tinh hoa văn hóa Cố đô.
Về không gian phát triển, xác định 3 vùng chức năng, với vùng trung tâm có vai trò động lực, đột phá phát triển là thành phố Hoa Lư (trên cơ sở hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư hiện nay) và thành phố Tam Điệp.
Về quy hoạch hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn: Tỉnh định hướng 7 đô thị trung tâm, gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II và 5 đô thị loại IV. Đối với khu vực nông thôn, sẽ phát triển hài hòa với xây dựng đô thị di sản.
Về phương án phát triển các khu chức năng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: Trọng tâm là phát triển 11 khu công nghiệp, 2 khu du lịch quốc gia, 4 khu bảo tồn thiên nhiên, 2 tuyến đường cao tốc, 1 cảng tổng hợp và dự trữ quỹ đất phát triển 2 sân bay chuyên dùng...
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh: Quy hoạch tỉnh Ninh Bình là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh hoạch định chính sách, triển khai các nhiệm vụ, tổ chức sắp xếp không gian lãnh thổ, phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh; nhằm hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường Nguyễn Văn Trường phát biểu tại Hội nghị. |
Tại Hội nghị, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bày tỏ ý kiến như Tập đoàn Ô tô Hyundai Thành Công, Công ty Du lịch Tân Phú, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.
Về dự hội nghị, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đã có những phát biểu tâm huyết: Ninh Bình muốn phát triển mạnh du lịch, văn hoá thì phải nhận biết thương hiệu, khác biệt so với các tỉnh. Đó là một Kinh đô đá với “núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện”. Đó là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới giữa lòng thành phố. Đó là Ninh Bình có những cánh đồng lúa sát với núi “Sắc vàng Tam Cốc”.
Ninh Bình cần làm ngay khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh. Đó là cần đầu tư xây dựng một phim trường chuyên nghiệp làm cốt lõi, xoay quanh là hệ sinh thái cho phát triển công nghiệp điện ảnh. Ninh Bình cần thúc đẩy, sớm hoàn thành dự ánĐại lộ Đông Tây để mở rộng không gian phát triển tăng lên 40% diện tích. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để đấu thầuquản lý khu dịch vụ rừng Quốc gia Cúc Phương,… cùng một số ý kiến khác. Doanh nghiệp Xuân Trường cam kết sẽ luôn đồng hành và đầu tư dài hạn, hàng nghìn tỷ đồng vào tỉnh Ninh Bình từ năm 2021 đến năm 2050 để phát triển du lịch bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Phương Liên |
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, mở đầu bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, người rất tâm huyết trong công tác quy hoạch và tìm ra hướng phát triển cho các tỉnh, thành phố, vùng miền. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng tới nay, công tác quy hoạch đã được đẩy nhanh tiến độ, với việc hoàn thành, thẩm định, phê duyệt 110/111 quy hoạch.
Về quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng nhấn mạnh Ninh Bình là một mắt xích quan trọng trong quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể quốc gia. Bởi Ninh Bình là điểm giao kết giữa 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, miền núi Tây Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ. Tỉnh có nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - sinh thái tự nhiên độc đáo, đặc sắc riêng có, là một trong 8 tỉnh, thành phố có Di sản thế giới và là địa phương duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á sở hữu di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên - Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương; 1 trong 3 trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô lớn, hiện đại của đất nước.
Thủ tướng cũng đánh giá cao những ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, hiểu biết về Ninh Bình của lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao Quyết định công bố quy hoạch tỉnh Ninh Bình cho lãnh đạo tỉnh. Ảnh: Phương Liên |
Những năm qua, Ninh Bình đã phát huy các giá trị sẵn có, kế thừa truyền thống, quốc tế hóa giá trị văn hóa đặc sắc dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến cái không thể thành có thể" và tinh thần của Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Vua Lê Đại Hành…, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Ninh Bình trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trong khu vực và trên cả nước.
Quy hoạch tỉnh đã lựa chọn mô hình phát triển "xanh" dựa trên 4 ngành kinh tế trụ cột, 3 hành lang phát triển, đây là lựa chọn hết sức đúng đắn, mang tầm chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Để thực hiện tốt Quy hoạch, đưa Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Bình chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực". Trong đó, Ninh Bình phải tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thực hiện quy hoạch; quyết tâm đầu tư phát triển yếu tố con người; trở thành nơi kết nối của 3 vùng.
Thực hiện 3 động lực: phát triển hạ tầng chiến lược, tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế; phát triển công nghiệp dịch vụ, kinh tế di sản, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu.
Về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch của Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh khẩn trương xây dựng, ban hành, triển khai tích cực, hiệu quả kế hoạch thực hiện Quy hoạch; phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kêu gọi đầu tư vào hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường…
Thủ tướng yêu cầu Ninh Bình phổ biến quy hoạch sâu rộng bằng nhiều hình thức để nhân dân hiểu, nắm rõ, ủng hộ, làm theo, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng. Đồng thời đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần "ba cùng": "cùng lắng nghe, thấu hiểu", "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động", "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển"; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số,...
Thủ tướng tin tưởng với truyền thống lịch sử - văn hóa, ý chí, khát vọng và lòng tự hào vùng đất Cố đô; với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình, sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tỉnh, sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương, sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân; tỉnh Ninh Bình sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy mới, động lực mới theo Quy hoạch tỉnh đã công bố; Ninh Bình sẽ tiếp tục phát triển vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn phát biểu tại Hội nghị. |
Thay mặt tỉnh Ninh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn tiếp thu đầy đủ toàn bộ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đồng thời khẳng định tỉnh Ninh Bình sẽ chung sức, đồng lòng phát huy cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định lộ trình phù hợp theo phương châm "tầm nhìn xa, thực hiện từng bước", huy động giải phóng mọi nguồn lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định trong quy hoạch, dựa trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển. Rà soát, lập điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu chức năng, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với nội dung Quy hoạch tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, sau hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh, công việc phía trước còn rất nặng nề, nhưng bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ninh Bình sẽ dồn sức thực hiện bằng được các mục tiêu, tầm nhìn đã xác định trong Quy hoạch.