Bài toán khó của tân Chính phủ Pháp Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26,ápgiảibàitoánngânsálich thi dau.bong da hom nay thăm, làm việc tại Anh, Pháp Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron |
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier. |
Theo đó, Chính phủ Pháp sẽ cắt giảm 40 tỷ euro chi tiêu và tăng thuế đối với khoảng 400 công ty lớn và những cá nhân có thu nhập hơn 250.000 euro/năm, giúp mang lại nguồn thu khoảng 20 tỷ euro.
Chính phủ mới của Pháp đang chịu nhiều áp lực phải hành động từ các thị trường tài chính và các đối tác trong EU sau khi tình hình thu chi ngân sách của nước này không đạt như kỳ vọng. Nợ quốc gia của Pháp đã tăng lên 3.200 tỷ euro, có thể chiếm xấp xỉ 115% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, cao gần gấp đôi so với mục tiêu nợ công của Liên minh châu Âu (EU) là 60%. Pháp cũng sẽ là một trong những nước có tỷ lệ nợ quốc gia/GDP cao nhất trong EU.
Chính phủ Pháp đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức 6,1% của năm 2024 xuống còn 5% vào năm 2025 và hướng tới mức “giới hạn” 3% GDP của EU vào năm 2029. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Pháp mới đây đã bày tỏ ý định cắt giảm 1,9 tỷ euro (2,07 tỷ USD) đầu tư cho việc xanh hóa quốc gia và tăng thuế tương ứng thêm 5,3 tỷ euro. Ngân sách mới cung cấp 21,95 tỷ euro dành cho phát triển năng lượng, cao hơn 2,8 tỷ euro so với ngân sách của năm 2024, trong đó tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số tiền dành cho đầu tư xanh không nhiều hơn so với ngân sách của năm nay và dự thảo ngân sách năm 2025 đòi hỏi nước Pháp phải “thắt lưng, buộc bụng” hơn rất nhiều để có thể giảm thâm hụt và nợ công.
Việc cắt giảm ngân sách đối với hàng loạt lĩnh vực đang gây tranh cãi gay gắt ngay trong Chính phủ liên minh của Thủ tướng Michel Barnier và vẫn còn phải xem liệu dự thảo ngân sách 2025, một vấn đề gai góc trên chính trường Pháp hiện nay, có được Quốc hội nước này sớm phê chuẩn trong kỳ họp đang diễn ra hay không. Nếu không được thông qua, nước Pháp sẽ rơi vào một giai đoạn phức tạp mới.
Đức - một thành viên EU nổi tiếng khắt khe về ngân sách và tài chính công cho rằng tình trạng thâm hụt và nợ công của đối tác Pháp chẳng khác nào một “bi kịch” và hệ lụy có thể vượt ra ngoài biên giới nước láng giềng này. Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Christian Lindner đã không ngần ngại dự đoán về một “thảm kịch ngân sách” nếu Paris tiếp tục theo đuổi một chính sách tài chính công quá lỏng lẻo
Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh chỉ có sự ủng hộ “mong manh” tại Quốc hội như hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier sẽ “không có nhiều lựa chọn”, ngoài việc chấp nhận thêm những nhượng bộ để dự luật ngân sách được thông qua. Tất nhiên, nhiều khả năng dự thảo ngân sách khó có thể được thông qua trước nửa cuối tháng 12 tới.