【ket qua bong da nu uc】Bài 6: Cần xóa bỏ cơ chế xin
>> Bài 5: Bộ NN&PTNT - Số văn bản cần sửa đổi, bổ sung còn nhiều
>> Bài 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả địa điểm KTCN tập trung
>> Bài 3: KTCN tập trung chưa được như mong muốn, vì sao?
>> Bài 2: Kiểm tra chuyên ngành gây khó cho doanh nghiệp
>> Bài 1: Đơn giản hóa kiểm tra chuyên ngành: Kết quả còn khiêm tốn
Đó là chia sẻ của ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội với phóng viên TBTCVN về vấn đề hoạt động quản lý chuyên ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN).
PV: Thưa ông, nhằm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị 11 bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung 76 nhóm văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý chuyên ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục KTCN, tránh gây khó cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK). Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Bộ Tài chính?
Ông Mạc Quốc Anh:Việc Bộ Tài chính tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản liên quan đến hoạt động XNK là việc làm cần thiết và kịp thời trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, giao thương quốc tế đang phát triển rất nhanh, việc sửa đổi các thủ tục pháp lý trong lĩnh vực này cần phải theo kịp với nội dung và tốc độ hội nhập, giúp DN Việt và các DN trong lĩnh vực XNK tận dụng cơ hội để giao thương với bạn hàng quốc tế, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng; tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu quả công việc.
|
PV: Hiện nay các DN đánh giá như thế nào về công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, thưa ông?
Ông Mạc Quốc Anh:Về thủ tục XNK nói chung, các DN có phản ánh thời gian thông quan đã được giảm đáng kể, nhiều vướng mắc liên quan đến quá trình, thủ tục thông quan đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần cải thiện. Ví dụ như thời gian thông quan có thể được giảm hơn nữa, việc KTCN có thể phối hợp thêm với các cơ quan chức năng khác để tăng cường hiệu quả. Cùng với đó, một số thủ tục mới được sửa đổi chỉ tương thích một phần với những cam kết hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết, gây lo ngại về tính dài hạn khi áp dụng những quy định này.
PV: Có ý kiến cho rằng, trong khi thời gian kiểm tra thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan đã được đơn giản, rút xuống còn 28% thì thủ tục KTCN thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành vẫn chiếm phần lớn. Ngoài sự chuyển biến của Hải quan (Bộ Tài chính), theo ông, hiện nay bộ, ngành nào cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục?
Ông Mạc Quốc Anh:Với những chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính là một trong những đơn vị thực hiện tốt Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, thuế. Theo tôi, các Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ… cần tiếp tục rà soát và triển khai tháo gỡ nhanh hơn nữa những bất cập về thủ tục KTCN, tránh tình trạng các DN phải chờ đợi.
PV: Để tăng tốc đơn giản hóa thủ tục KTCN, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, ông có đề xuất gì?
Ông Mạc Quốc Anh:KTCN đang là cản trở lớn nhất để DN thông quan hàng hóa; thực tế giữa quy định và thực thi vẫn còn nhiều khoảng cách. Theo tôi, chúng ta cần phải thay đổi tư duy về KTCN, chuyển từ cơ chế xin – cho sang cơ chế chọn – bỏ; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm (hàng hóa gây hại đến sức khỏe con người, an ninh quốc gia, môi trường, kinh tế…) để cắt giảm tối đa thời gian chờ đợi của DN; và phải phù hợp với thông lệ quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Các bộ, ngành phải xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện của từng đơn vị. Quy định về trách nhiệm cần rõ ràng đến từng bộ phận; đảm bảo sự công khai, công bằng, cho các bên liên quan.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hà Hạnh (thực hiện)