【kho du lieu 7m】Hải quan tỉnh Thanh Hóa: 75 năm chặng đường lịch sử lớn mạnh cùng đất nước

Những dấu mốc lịch sử

Ngày 5/2/1946,ảiquantỉnhThanhHóanămchặngđườnglịchsửlớnmạnhcùngđấtnướkho du lieu 7m Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 192-TC về tổ chức nội bộ Sở Thuế quan và thuế gián thu, trong đó sở này được chia làm 3 bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Chánh thu sở Thanh Hóa thuộc Trung Bộ – hạt nhân đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hóa.

Ngày 17/7/1947, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phan Anh ký ban hành Nghị định số 112-BKT/ND tạm thời ấn định những đồn biên giới, hải khẩu có hoạt động ngoại thương, đó là: Lào Kay (Lào Cai ngày nay), Hà Giang, Cao Bằng, Thất Khê, Nghệ An và Thanh Hóa. Ngày 17/7/1947 sau này được xác định là ngày thành lập Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.

Trải qua hai cuộc kháng chiến gian nan và hào hùng của dân tộc, lực lượng hải quan Thanh Hóa đã kiên cường bám cửa khẩu, nhà ga, bến cảng sẵn sàng làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa viện trợ nhập khẩu, hàng mậu dịch địa phương, hàng quân sự… phục vụ sản xuất và chi viện cho chiến trường, góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, ổn định đời sống nhân dân. Từ những thành tích xuất sắc của mình, Hải quan cửa khẩu Na Mèo đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý mà các thế hệ cán bộ, chiến sỹ hải quan đã đạt được bằng trí tuệ, công sức, sự phấn đấu không ngừng.

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đón nhận các phần thưởng về thành tích thu ngân sách tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021. Ảnh: Phong  Nhân
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đón nhận các phần thưởng về thành tích thu ngân sách tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021. Ảnh: Phong Nhân

Sau giải phóng, để tiến kịp với các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, ngày 25/4/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết 68 về đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối qua biên giới, trong nghị quyết nêu rõ: “Thành lập Tổng cục Hải quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng để giúp Chính phủ quản lý công tác hải quan”. Theo đó, ngày 20/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng cục Hải quan. Cùng với việc đổi tên gọi của hải quan các địa phương, ngày 11/5/1985, Chi cục Hải quan Thanh Hóa đổi tên thành “Hải quan Thanh Hóa”, theo Quyết định 387/TCHQ-TCCB, với tổng biên chế là 73 người.

Trải qua nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, hiện nay Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có 9 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm 4 chi cục là: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thanh Hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Chi cục Kiểm tra sau thông quan; 2 đội là Đội Kiểm soát hải quan và Đội Kiểm soát phòng chống ma túy; 3 phòng ban khối tham mưu là: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra và Phòng Nghiệp vụ; với tổng số 156 công chức, người lao động; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển mình mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan

Đề cập đến quá trình phát triển của đơn vị, ông Lê Xuân Cương - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, cho hay từ năm 2011 đến nay, ngành Hải quan bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hải quan, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, hội nhập quốc tế. Giai đoạn này, ngành Hải quan đã chuyển sang môi trường phi giấy tờ. Cơ quan hải quan, mọi lúc mọi nơi, rút ngắn thời gian làm thủ tục thông quan, giảm chi phí, tăng cơ hội cạnh tranh trong sản xuất xuất khẩu; tạo mọi thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại...

Dấu ấn đáng tự hào

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Ba…

Từ năm 2011 đến 31/12/2021, đơn vị đã được tặng thưởng 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể và cá nhân, 16 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng tập thể và cá nhân; 65 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng tập thể và cá nhân; 2 tập thể được Bộ Tài chính tặng Cờ Thi đua; 8 tập thể, 13 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác thu ngân sách nhà nước...

Cùng với toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vươn lên đạt được dấu ấn cải cách hành chính toàn diện và mạnh mẽ góp phần rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã triển khai vận hành, triển khai thành công hệ thống E-manifest (Hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa điện tử) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia cho các hàng tàu, đại lý hãng tàu và hệ thống tự động tại cảng biển – VASSCM. Nhờ đó, thời gian làm thủ tục giao nhận hàng được rút ngắn từ 5 - 7 lần so với trước đây; đồng thời tiết kiệm được 253 giờ công lao động/ngày, do không phải xuất trình chứng từ giấy tại hải quan giám sát.

Ông Lê Xuân Cương cho biết thêm, với sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ của các chính sách hội nhập, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương cùng các nỗ lực cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý hải quan, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng nhanh, liên tục xác lập những kỷ lục mới về số thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2021, đơn vị đã làm thủ tục cho trên 96.794 lượt phương tiện và 392.262 lượt hành khách xuất nhập cảnh; 822.269 tờ khai; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 58.290,9 tỷ USD; thu nộp ngân sách 52.472 tỷ đồng, là một trong những đơn vị tốp đầu về số thu toàn ngành Hải quan.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, đơn vị đã thu nộp ngân sách 12.198 tỷ đồng, bằng 114,1% so với cùng kỳ năm 2020, vượt 16,9% chỉ tiêu do Bộ Tài chính giao và đạt 112,9% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao.

Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa tự hào về những đóng góp của đơn vị cho sự phát triển chung của ngành.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Đề cập đến mục tiêu phát triển của đơn vị, ông Lê Xuân Huế - Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh mục tiêu cốt lõi của đơn vị hiện nay là tiếp tục nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành, hỗ trợ tối đa về thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu; xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến hiện đại hóa hải quan theo lộ trình của Tổng cục Hải quan, tiến tới thực hiện hải quan số, hải quan thông minh...

Trên thực tế, công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu được đơn vị được đẩy mạnh thực hiện trong tất cả các khâu. Đơn vị đã phối hợp tốt với Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa và Hiệp hội các Doanh nghiệp Thanh Hóa trong việc tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan và nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2021, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa xếp hạng thứ 2 về chỉ số DDCI trong nhóm các sở, ban, ngành toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021, trong đó, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp: 8,44/10, đứng thứ 1/25. Chỉ số chi phí thời gian: 7,97/10, đứng thứ 2/25. Chỉ số tính năng động và vai trò của người đứng đầu: 9,03/10, đứng thứ 3/25; Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin: 8,03/10, đứng thứ 4/25.

Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, bám sát các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, đồng hành với tinh thần doanh nghiệp vừa là đối tượng quản lý, vừa là đối tác cùng phát triển, song vẫn đảm bảo giữ vững vai trò “gác cửa nền kinh tế”. Theo đó, Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã đề ra NQ 01-NQ/ĐUHQ (ngày 4/1/2022), tập trung các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan, tạo dựng niềm tin đối với cán bộ hải quan của cộng đồng doanh nghiệp.