【hôm nay việt nam có đá không】Brexit tiếp tục gặp khó khi EU chưa có người đứng đầu
Tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit tiếp tục gặp khó khăn khi cả Anh và EU chưa có lãnh đạo đứng đầu.
Liên minh châu Âu không hào hứng gia hạn thời điểm Brexit cho Anh. Ảnh: REUTERS
Tại cuộc họp bất thường của nguyên thủ 28 nước thành viên EU mới đây để tìm ra ứng cử viên (ƯCV) giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) trong 5 năm tới thay thế ông Jean-Claude Juncker tiếp tục thất bại. Nguyên nhân chính là do những bất đồng trong quan điểm giữa nguyên thủ các nước.
Trước đó,ếptụcgặpkhkhiEUchưacngườiđứngđầhôm nay việt nam có đá không ƯCV người Hà Lan của nhóm đảng Dân chủ xã hội (SD) là Frans Timmermans được xem là người có nhiều cơ hội nhất để thay ông Juncker. Tên của ông Timmermans nổi lên từ sau Hội nghị G20 tại Osaka cuối tuần qua ở Nhật Bản, khi các lãnh đạo Đức, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha có cuộc gặp để gạt bỏ mâu thuẫn và được cho là đã lựa chọn giải pháp trung dung là ông Frans Timmermans. Mặt khác, đích thân Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng đã đưa ra đề xuất EU nên lựa chọn một ƯCV đến từ nhóm đảng Dân chủ - xã hội, mà ông Timmermans là lãnh đạo hàng đầu. Điều này ngầm hiểu ông Timmermans là ƯCV sáng giá ngồi vào ghế Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Tuy nhiên, đề cử trên đã hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ từ nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm đang giữ nhiều ghế nhất tại Nghị viện châu Âu. Do vậy, tại cuộc họp các lãnh đạo của nhóm đảng EPP đã đưa ra thông báo bác bỏ đề xuất đưa ông Frans Timmermans lên làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Trước đó, tại cuộc họp Thượng đỉnh EU, ƯCV của nhóm đảng EPP là Manfred Weber cũng đã bị gạt bỏ vì không được đa số ủng hộ.
Ngoài ra, ông Timmermans còn bị sự phản đối từ các nước thành viên ở Đông Âu khác như Ba Lan,
Do vậy, hiện 4 vị trí cao nhất gồm Chủ tịch EC, Chủ tịch Hội đồng EU, Chủ tịch Nghị viện và Đại diện cấp cao phụ trách về chính sách an ninh và đối ngoại EU, vẫn đang bị treo hoặc bị chặn bởi quan điểm khác nhau của những người có quyền ra quyết định các vị trí chủ chốt.
Từ những diễn biến trên cho thấy, nhiều khả năng nguyên thủ các nước EU sẽ phải họp thêm một hội nghị thượng đỉnh bất thường khác vào ngày 15-7 tới để tìm giải pháp.
Từ thực tế chưa có Chủ tịch EC nên việc Brexit cũng đang rơi vào bế tắc. Trong đó, thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao để tránh được kịch bản “Brexit không thỏa thuận” mà vẫn giữ được các nguyên tắc của EU cũng là bài toán khó đang làm đau đầu các nguyên thủ EU.
Đối với Anh, 2 ứng cử viên còn lại trong cuộc đua vào ghế Thủ tướng là Ngoại trưởng Boris Johnson và Ngoại trưởng Jeremy Hunt vẫn còn quan điểm khác nhau đối với Brexit. Ứng cử viên hàng đầu vào chức Thủ tướng Anh, cựu Ngoại trưởng Boris Johnson tuyên bố sẽ theo đuổi một thỏa thuận Brexit mới với EU, song nếu khối này từ chối đề nghị, ông sẽ đưa nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này khỏi EU vào 31-10 tới mà không có thỏa thuận. Còn ông Jeremy Hunt thì cho rằng Anh sẽ rời khỏi EU mà không cần thỏa thuận. Trong khi đó, nhiều quốc gia EU cũng đã lên tiếng không chấp nhận việc đàm phán lại với
Thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh Theresa May đã nhất trí với EU hồi cuối năm ngoái đã 3 lần bị các nghị sĩ Anh bác bỏ, buộc bà May phải hai lần trì hoãn Brexit nhưng không thành công và cuối cùng phải từ chức Thủ tướng. Thời hạn mới nhất để Anh rời EU được đặt ra là ngày 31-10 tới, tuy nhiên cả Anh và EU đang khủng hoảng vị trí lãnh đạo đứng đầu nên khó có thể diễn ra như kế hoạch.
HN tổng hợp