Trang bị tủ sách pháp luật ở cơ sở nhằm phục vụ hoạt động tuyên truyền,ầnđnhgisthiệuquảhoạtđộngtủschphpluậket qua ty so ngoai hang anh phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, tuy nhiên, hiện nay tủ sách pháp luật không còn phát huy hiệu quả (?).
Tủ sách pháp luật ở UBND xã Tân Long không có nhiều đầu sách.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.217 tủ sách pháp luật và 205 kệ sách pháp luật ở ấp, khu vực... Các tủ sách được đặt ở phòng tiếp dân, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã hoặc nơi thuận tiện cho việc quản lý, khai thác.
Có thể nói, khi ra đời, các tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân khi cần thiết. Đồng thời, nó cũng là một kênh cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, góp phần phục vụ giải quyết công việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương. Những năm qua, tủ sách pháp luật đã đem lại hiệu quả tích cực trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của internet cùng các phương tiện truyền thông hiện đại thì mô hình tủ sách pháp luật gặp không ít khó khăn trong việc tiếp tục giữ vững và phát huy hiệu quả trong truyền tải pháp luật đến người dân.
Điển hình tại UBND thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, tủ sách pháp luật có khoảng 200 đầu sách với nhiều loại sách đa dạng như: Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, đất đai, hôn nhân và gia đình… Địa phương rất quan tâm và hàng năm đều có kinh phí bổ sung đầu sách; người dân cũng đến tìm mượn, đọc sách. Ông Phạm Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gòi, nói: “Mặc dù được UBND thị trấn hỗ trợ kịp thời kinh phí để bổ sung các đầu sách cho tủ sách pháp luật, có các loại sách phong phú nhưng người dân đến mượn sách xem rất ít. Do hiện nay mạng internet khá phổ biến, nhiều gia đình có máy vi tính nên lên mạng tìm xem, không cần đến tủ sách pháp luật làm gì”.
Tại UBND xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, khi tủ sách pháp luật ra đời năm 2000 có gần 250 đầu sách, được đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, hàng năm có gần 200 lượt người mượn đọc, nhưng đến nay còn khoảng 80 đầu sách và đặc biệt từ năm 2016 đến nay không có người nào đến mượn sách đọc. Chị Trinh, ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, cho biết: “Nhà tôi ở gần UBND xã, tôi biết có tủ sách pháp luật nhưng không đến xem. Bây giờ có thắc mắc gì lên mạng xem là được tư vấn cụ thể, chứ mượn sách luật về xem cũng không hiểu gì”.
Theo ông Cao Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Tân Long, việc người dân mượn đọc sách hiện nay so với trước rất giảm. Xã cũng biết và quan tâm tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và các văn bản luật mới thông qua hệ thống phát thanh ở địa phương…
Theo bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp, mặc dù đó là thực trạng chung của cả nước nhưng Hậu Giang sẽ khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thông qua tủ sách pháp luật bằng cách hàng quý sở có bản tin nội bộ ngành, tờ bướm, tờ gấp về trợ giúp pháp lý gửi đến UBND cấp xã cũng như những đầu sách mới có hiệu lực trong năm…
Với những gì mang lại mấy năm gần đây có thể thấy, tủ sách pháp luật không còn hiệu quả như mới ra đời nữa. Nên chăng cần tổ chức đánh giá xác thực hơn về vai trò lịch sử của nó?
Bài, ảnh: PHI YẾN