【ket qua club america】Chiêu độc trốn thuế của
Độc chiêu trốn thuế
Trần Anh Tuấn sở hữu chuỗi cửa hàng Gucci – Milano Việt Nam tại Hà Nội và Tp.HCM. Bắt đầu từ cửa hàng thời trang Milano Việt Nam đầu tiên được khai trương tháng 10/1996 tại tại khách sạn New World,êuđộctrốnthuếcủket qua club america tới năm 2001, Milano mở rộng việc kinh doanh khi chuyển đến khách sạn Sheraton.
Sau 14 năm ra mắt, tới tháng 6/2010, Milano tiếp tục khai trương cửa hàng lớn thứ 2 tại Hà Nội. Tọa lạc tại khu vực trung tâm đối diện nhà hát lớn Hà Nội, 63 Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, với mặt tiền khang trang và hiện đại.
Hình ảnh Milano Việt Nam đẹp lung linh thuở nào.
Milano cung cấp các mặt hàng thời trang cao cấp về quần áo và phụ kiện của các thương hiệu nổi tiếng của Ý như: Dolce Gabbana, Roberto Cavalli, Dsquared2, Moschino, Love Moschino, Moschino Cheap & Chic, Blumarine, Blugirl.
Với tiêu chí là người tiên phong trong ngành thời trang hàng hiệu cao cấp, Milano Việt Nam đã từng bước khẳng định mình qua phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Milano Việt Nam sớm chinh phục được giới nhiều tiền của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngược lại với phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp, Milano Việt Nam lại bất minh về thuế. Do thuế xuất hàng xa xỉ rất cao nên “ông trùm” Milano Việt Nam Trần Anh Tuấn tìm cách trốn thuế để giữ lại trái phép hàng trăm triệu đồng.
Trần Anh Tuấn và đồng bọn đã nghĩ ra “độc chiêu” trốn thuế. Hàng hiệu mà Tuấn nhập về đều là những mặt hàng hiệu chính hãng có nguồn gốc từ châu Âu. Trần Anh Tuấn cùng đồng bọn vận chuyển quá cảnh tại Hồng Kông, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc để hạ thấp giá trị.
Hàng hiệu có giá cao chót vót nhưng sau khi được Tuấn gắn mác “made in China”, những sản phẩm đến từ châu Âu bị “dìm” giá không thương tiếc.
Ví dụ, một chiếc váy ngắn chỉ còn 5,5 USD/cái, giầy nam 3,8 USD/đôi... Vì vậy, toàn bộ lô hàng vào Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng chỉ phải đóng thuế 27 triệu đồng. Trong khi đó, số thuế đáng lẽ phải đóng là trên 552 triệu đồng.
Trần Anh Tuấn và đồng bọn còn cao tay tới mức sớm tìm cách “xóa dấu vết”. Sau mỗi ngày kinh doanh, toàn bộ các hoạt động thương mại trên máy chủ ở TP. HCM và Hà Nội đều được chủ cửa hàng xóa sạch, không để sót lại bất cứ dấu vết nào.
Tiền mất, tội mang
Độc chiêu “hô biến” hàng hiệu thành hàng chợ để nhập lậu chỉ được vạch trần khi Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) công an Tp.HCM bắt quả tang bốn xe tải chở hàng chục thùng áo quần, túi xách, giày dép... mang các nhãn hiệu Gucci, Dolce & Gabbana trị giá hàng chục tỷ đồng đang vận chuyển vào kho của cửa hàng Milano dưới tầng hầm khách sạn Sheraton Sài Gòn.
Cửa hàng vắng lặng vì bị niêm phong.
Tại Hà Nội, trong ngày 7/12 và ngày 9/12/2012, Đội Quản lý thị trường số 4, 14 phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Nội đã kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo, giày dép, đồ da nhãn hiệu Gucci, Milano tại số 63 Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm).
Qua kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 1.447 giày, dép các loại; 5 chai nước hoa, 5.545 sản phẩm quần, áo, váy, dây lưng… 312 chiếc kính; 320 chiếc túi xách, ví… Toàn bộ lô hàng trị giá 29 tỷ đồng. Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thị Như Mai cho biết, vụ bắt hàng Gucci - Milano có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động trốn thế của các cửa hàng cũng rất tinh vi.
Ngày 11/12/2013, cơ quan cảnh sát điều tra - công an TP HCM cho biết đã ra quyết định truy nã toàn quốc, đồng thời đề nghị Interpol Việt Nam ra lệnh truy nã quốc tế đối với Trần Anh Tuấn. Trước đó, đồng bọn của Trần Anh Tuấn đã bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Có thể thấy, hành vi trốn thuế đã giúp Trần Anh Tuấn giữ lại trái phép hàng trăm triệu đồng nhưng cái giá phải trả cho hành vi này còn cao hơn gấp bội. Toàn bộ lô hàng trị giá hàng chục tỷ đồng đã bị thu giữ, bản thân Tuấn bị truy nã quốc tế.
Hàng hiệu thanh lý cũng ế
Một năm sau khi Sở Công thương Hà Nội công bố kết quả điều tra cho thấy hoạt động trốn thuế trong vụ hàng hiệu Gucci – Milano, lô hàng trị giá 29 tỷ đồng được đem ra thanh lý.
Ngày 7/8, Gucci – Milano thực sự tạo cơn sốt khi nhiều khách hàng đổ về đường Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nơi Hafasco thanh lý lô hàng trốn thuế này. Dòng người đông đúc khiến “phố sách” tắc nghẽn.
Theo thông báo, toàn bộ số hàng hóa bị tịch thu được giám định là hàng thật, có tổng trị giá khoảng 29 tỷ đồng. Lô hàng gồm có: 1.447 đôi giày, dép các loại; 5 chai nước hoa, 5.545 sản phẩm quần, áo; 312 chiếc kính; 320 chiếc túi xách, ví… Trong đó có 2.438 mẫu sang nhãn hiệu Gucci, 5.333 sản phẩm Milano và các thương hiệu khác như D&G, Roberto Cavalli, DSquared.
Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ lại trái ngược hoàn toàn với sự quan tâm của khách hàng. Nhiều người tới Đinh Lễ chen chúc để được vào bên trong nhưng khi thấy giá và tận mắt chất lượng của sản phẩm dù được giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao ngất ngưởng nên nhiều người phải về tay không.
Lý giải cho tình trạng ế ẩm này, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, lý giải: Lô hàng hiệu này đã lỗi thời. Đã là hàng hiệu thời trang, tính cập nhật modern về thời gian rất quan trọng.
Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường đã bắt giữ lô hàng từ năm 2012, đến cuối năm 2013 mới bắt đầu đấu giá. Trong 2 năm đó, toàn bộ số hàng lưu giữ tại kho của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đội 14, điều kiện bảo quản không đảm bảo.
Bà Giang tiết lộ, đến chủ công ty đại diện phân phối chính hãng Gucci, Milano tại Việt Nam đã được Trung tâm đấu giá của Hà Nội mời mua nhưng cũng từ chối. Chính vì vậy, cho tới đợt thanh lý thứ 2 diễn ra từ ngày 15/8, tình trạng ế ẩm tiếp tục diễn ra.
Theo Giáo dục VN
Chỉ mặt doanh nghiệp nhập khẩu sữa trốn thuế