Để thực hiện được mục tiêu trên,nh slịch c1 châu âu UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp như sau: Tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ thông qua Dề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020). Người nghèo đi học nghề được miễn học phí; được hỗ trợ tiền ăn, đi lại và giới thiệu tìm việc làm theo quy định hiện hành. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề. Mở rộng dạy nghề định hướng và hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Lồng ghép Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện các dự án khuyến công, khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản sơ chế, chế biến nông sản và phát triền ngành nghề ở nông thôn. Tăng cường tư vấn cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động nghèo trong việc lựa chọn nghề để học, định hướng việc làm sau học. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gắn với thực tế địa phương, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và đất đai cho hộ nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là thanh niên, những người trong độ tuổi lao động nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo lao động để thay đổi hành vi, thu hút ngày càng nhiều người học. Đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về số lượng và chất lượng, bổ sung và điều chỉnh chương trình, giáo trình và các ngành phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức sàn giao dịch việc làm, góp phần kết nối cung - cầu lao động, thúc đẩy phát triển thị trường lao động. Chủ động hợp tác trong cung ứng lao động với các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn trong và ngoài tỉnh.
PV