TheẩntrươnghoànthiệncácvănbảnvềxâydựngChínhphủđiệntửdiễn biến chính liverpool gặp nottingham foresto báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng, trong tháng 2 vừa qua, Tổ công tác đã có 3 buổi làm việc với: 12 bộ, cơ quan về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh; 13 bộ, cơ quan về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 13 tập đoàn, tổng công ty để đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp này.
Trong báo cáo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, cho biết sau hơn 1 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban đã hoàn thành 157/185 nhiệm vụ giao, còn 26 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, chỉ có 02 nhiệm vụ quá hạn; đã tiếp nhận và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.Ủy ban đã tích cực xử lý 259 công việc dở dang tiếp nhận từ các Bộ (trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm); nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban đã nỗ lực vượt khó, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban. Giữa Ủy ban và một số bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm một số tồn đọng của doanh nghiệp trước khi chuyển về Ủy ban; việc áp dụng các quy định về thẩm quyền, nội dung phê duyệt giữa Ủy ban và các cơ quan liên còn có cách hiểu khác nhau nhưng Ủy ban chưa quyết liệt tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để để tháo gỡ, giải quyết kịp thời, triệt để.
Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã tổng hợp được 95 kiến nghị của các Tập đoàn, Tổng công ty. Trong đó, có 69 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan; 26 kiến nghị đối với Ủy ban.
Đối với 69 kiến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan, Tổ công tác sẽ chuyển đến các bộ, cơ quan xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền đề nghị báo cáo, đề xuất cụ thể với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết, xử lý. Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trong quá trình xử lý các kiến nghị này. Đối với 26 kiến nghị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Ủy ban, Ủy ban cam kết sẽ xử lý, giải quyết và trả lời cụ thể với các Tập đoàn, Tổng công ty.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban đồng hành tích cực hơn nữa với doanh nghiệp; khẩn trương làm việc với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Ủy ban và tổ chức Hội nghị chuyên đề để phát hiện, nắm bắt đầy đủ những vướng mắc, khó khăn và phân loại cụ thể từng khó khăn, vướng mắc. Vướng mắc thuộc thẩm quyền của Ủy ban thì phải giải quyết, xử lý ngay, không gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp; vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ thì có văn bản đề nghị bộ, cơ quan giải quyết kịp thời; vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẩn trương báo cáo, tham mưu, đề xuất cụ thể.
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 262/TB-VPCP ngày 27/7/2019.
Các bộ, cơ quan liên quan chủ động vào cuộc hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công đang gặp phải; tạo điều kiện cho Ủy ban, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 262/TB-VPCP.