Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Mahendra Siregar. (Nguồn: tribunnews)
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (ASEAN với các đối tác Trung Quốc,ộinghịASEANIndonesiađềxuấtthiếtlậpcơchếytếkhuvựkèo đá banh tối hôm nay Nhật Bản và Hàn Quốc) diễn ra dưới hình thức trực tuyến, Indonesia đã đề xuất thiết lập một cơ chế y tế khu vực nhằm mục đích ngăn chặn, phát hiện và ứng phó tốt hơn trước đại dịch, đặc biệt là thông qua việc chia sẻ dữ liệu.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Mahendra Siregar nhấn mạnh rằng cơ chế này sẽ đảm bảo cung ứng thuốc men và thiết bị y tế, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng ba nước đối tác của ASEAN sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine trong khu vực.
Thứ trưởng Mahendra cũng tái khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với tư cách là khối kinh tế lớn nhất thế giới, cũng như vị trí chiến lược của ASEAN+3 với tư cách là một cường quốc kinh tế thế giới.
Liên quan tới tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho biết Indonesia đang vận động Iran nhượng lại thuốc Remdesivir trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang cần 384.503 lọ Remdesivir để đáp ứng nhu cầu nội địa trong tháng 8.
Theo bà Siti, Remdesivir là một trong 3 loại thuốc điều trị COVID-19 cần nhập khẩu ngay lập tức do nguồn dự trữ hạn chế. Hai loại thuốc khác bao gồm Tocilizumab 400 mg/20 ml và IVig 50 mg.
Các loại thuốc này dự kiến sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, song khó tìm được nguồn hàng vì số lượng công ty dược phẩm sản xuất 3 loại thuốc này cũng rất ít.
Bà Siti cho biết thêm rằng việc nhập khẩu thuốc - cả ở dạng nguyên liệu thô lẫn thành phẩm - gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch hiện nay, xuất phát từ việc một số quốc gia cung cấp nguyên liệu thuốc như Ấn Độ và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong khi đó, nhu cầu về thuốc điều trị COVID-19 trong nước tăng mạnh cùng với sự gia tăng các ca mắc COVID-19. Theo đó, nhu cầu sử dụng các loại thuốc này đã tăng gấp 7 lần tính đến ngày 7/7 và 12 lần tính đến ngày 12/7.
Do vậy, Chính phủ Indonesia đã tìm nhiều cách để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc chữa trị COVID-19. Không chỉ nhập khẩu, Indonesia còn thúc đẩy ngoại giao y tế với các nước sản xuất, một trong số đó là với Iran./.
Theo TTXVN