您现在的位置是:Empire777 > La liga

【kết quả trận giao hữu】Tăng cường khai thác hiệu quả mối quan hệ Việt Nam

Empire7772025-01-11 12:01:24【La liga】3人已围观

简介Singapore, bạn hàng lớnTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại hàng hóa song phương kết quả trận giao hữu

Singapore,ăngcườngkhaitháchiệuquảmốiquanhệViệkết quả trận giao hữu bạn hàng lớn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam-Singapore luôn đạt tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hiện nay, Singapore là đối tác thương mại lớn của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong số các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều bốn tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,5 tỷ USD; trong đó nhập khẩu từ Singapore gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu sang thị trường này 703,5 triệu USD. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Singapore chủ yếu gồm dầu thô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị…; nhập khẩu xăng dầu các loại, máy vi tính, sản phảm điện tử và linh kiện, sản phẩm khác từ dầu mỏ, chất dẻo nguyên liệu, máy móc…

Về đầu tư, Singapore hiện xếp thứ 3/114 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 1.600 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 36,3 tỷ USD và có mặt trong hầu hết ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp cho tới chế biến nông lâm hải sản, nhưng đặc biệt tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản.

Nhiều dự án của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Điển hình trong số các dự án của Singapore tại Việt Nam là Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP).

Theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngoài thực tế trên, hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng và có sự phối hợp tích cực tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM... Cả hai bên cũng đang nỗ lực hiện thực hóa chủ trương để không chỉ kết nối hai nền kinh tế, mà còn kết nối giữa các nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

doan duy khuong
Tiến sĩ Đoàn Duy Khương: Việt Nam và Singapore có nhiều điểm tương đồng. Ảnh Đỗ Doãn

Năm giải pháp gia tăng hiệu quả hợp tác

Tại hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore 2016 (VSBF 2016) vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, hợp tác về kinh tế giữa hai nước thời gian qua đã rất thành công và đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, để khai thác tốt hơn nữa mối quan hệ mang tầm đối tác chiến lược của hai nước theo hướng đem lại hiệu quả cho cả hai nền kinh tế, đặc biệt là cho Việt Nam, vẫn cần một số giải pháp cấp thiết.

Trong đó, Singapore có thế mạnh về vốn, nghiên cứu phát triển, công nghệ và thị trường. Ngược lại, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động và thị trường... Do đó, cần dựa vào những lợi thế của mỗi bên để hướng mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa DN hai nước sẽ đi theo hướng hỗ trợ các DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, phải nâng cấp hiệu quả cơ chế hợp tác kinh tế hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho DN hai nước phát triển đầu tư kinh doanh vào thị trường của nhau thông qua hỗ trợ các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư và thương mại, thúc đẩy phương thức hợp tác mới, nhất là các hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Chủ động thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia có trụ sở đặt tại Singapore để hút vốn vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng, công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, dịch vụ lưu trú, du lịch… Xác định các dự án then chốt có tính chất động lực để tập trung sức lực triển khai thực hiện, đặc biệt là các dự án về khu công nghiệp, khu đô thị, logictics… Các lĩnh vực này đã được triển khai rất tốt trong thời gian qua và được xem là hình mẫu để phát triển.

“Ngoài ra, cả hai bên cần tạo ra một cơ chế trao đổi thông tin định kỳ cũng như cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội và khuynh hướng phát triển kinh tế xã hội, môi trường chính sách pháp luật của mỗi bên để làm cơ sở dữ liệu cung cấp cho DN trong quá trình thâm nhập môi trường, tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam”, ông Quang nói./.

Đỗ Doãn

很赞哦!(28)