Lương người đại diện do chủ sở hữu quyết định
Trao đổi với phóng viên TBTCVN,ườiđạidiệnphầnvốnnhànướcKhócóchuyệnlạmdụngquyềketqua ngoai hang anh đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, nhằm tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu, dự thảo thông tư quy định: chủ sở hữu phần vốn nhà nước thực hiện việc ủy quyền cho người đại diện theo hình thức quyết định phân công công tác đối với cán bộ, công chức hoặc hợp đồng ủy quyền đối với viên chức quản lý tại DN hoặc hợp đồng thuê ngoài. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước được quyết định mức tiền lương, tiền thưởng, thù lao trả cho người đại diện theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo dự thảo, để được làm Người đại diện thì phải đáp ứng những tiêu chí như: Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền làm Người đại diện; Không có quan hệ góp vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước; Không tham gia góp vốn thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp mà người đó được ủy quyền làm Người đại diện, trừ trường hợp các doanh nghiệp đó có vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ sở hữu phần vốn nhà nước…
Khó có chuyện lạm dụng quyền
Trên thực tế có không ít ý kiến lo ngại rằng, việc giao vào tay người đại diện quá nhiều quyền như: Người đại diện được chủ sở hữu phần vốn Nhà nước xem xét, giới thiệu tham gia ứng cử và bầu vào Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát DN; giới thiệu giữ các chức danh quản lý của DN theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của DN.
Đặc biệt, Người đại diện cũng được quyền yêu cầu DN mà mình làm người đại diện cung cấp các hồ sơ, tài liệu, thông tin, có liên quan đến tình hình DN: tình hình tài chính, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh.... mà không có cơ chế giám sát, ràng buộc, một khi nảy sinh lòng tham, người ta thường có xu hướng tư lợi, tập trung tìm kiếm các cơ hội phục vụ lợi ích cá nhân.
Tuy nhiên, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, bên cạnh giao quyền thì dự thảo Thông tư có nhiều quy định trách nhiệm của Người đại diện. Đơn cử như người đại diện được giới thiệu tham gia ứng và bầu vào Hội đồng quản trị. Song, Người đại diện phải xin ý kiến và được chủ sở hữu phần vốn Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định những nội dung như: Đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác…
Với những quy định cụ thể về trách nhiệm của người đại diện như trên sẽ không có chuyện lạm dụng quyền như nhiều ý kiến lo ngại, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự ra đời của Thông tư ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào DN là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, Chính phủ đã có chính sách tìm người giỏi, thạo việc điều hành để thuê họ đại diện phần góp vốn Nhà nước.
Với những quy định khá cụ thể về quyền hạn cũng như trách nhiệm của Người đại diện tại dự thảo thông tư này sẽ giải quyết được những lúng túng trước đó khi xác định các quyền, nghĩa vụ cụ thể của người đại diện phần vốn nhà nước./.
“Trong trường hợp ủy quyền cho từ 2 người đại diện trở lên thì chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải giao cho một người trong số các người đại diện thực hiện trách nhiệm phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, phối hợp công việc của các người đại diện trong thực hiện nhiệm vụ”. Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Dự dự thảo Thông tư ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào DN đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến. Theo Bộ Tài chính Quy chế này sẽ áp dụng đối với người đại diện theo ủy quyền tại các công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty, công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần được chuyển đổi từ cổ phần hóa DN nhà nước. |
Chi Linh