【kết quả bóng đá uefa】Đón dòng dịch chuyển đầu tư: Việt Nam cần ‘nhanh chân’

Đây là một trong những nội dung được tập trung trao đổi,ĐóndòngdịchchuyểnđầutưViệtNamcầnnhanhchâkết quả bóng đá uefa thảo luận tại hội thảo khoa học quốc gia “Tác động của đại dịch Covid-19 tới thương mại và đầu tư Việt Nam”, do Trường Đại học Thương mại phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 4/12, tại Hà Nội.

Nhiều ưu thế cạnh tranh

PGS.TS. Đào Minh Phúc – Học viện Ngân hàng cho biết, xu hướng dịch chuyển đầu tư của nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới ra khỏi Trung Quốc đã diễn ra trong vài năm trở lại đây và được thúc đẩy bởi căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc từ năm 2018. Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 được xem như là “chất xúc tác” mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh đó, theo PGS.TS Phúc, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc. Trước hết, Việt Nam là một trong các quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tốt trên thế giới, điều này làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình đối phó với dịch bệnh, Việt Nam được đánh giá cao về chỉ số công khai, minh bạch thông tin, tạo cho nhà đầu tư (NĐT) niềm tin vào thông tin thị trường.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tại Việt Nam được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nay, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới vì có nhiều FTA nhất. Trong tổng số 16 FTA thì có 12 FTA đã có hiệu lực. Các FTA sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hưởng các ưu đãi giảm thuế hấp dẫn, khi xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ và châu Âu. Mặt khác, chi phí cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang khá cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Song song với đó, các điều kiện kinh doanh, hạ tầng logistic, công nghệ đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm cải thiện liên tục. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), 5,8% GDP của Việt Nam được chi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi đầu tư cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư công giúp cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và thu hút các nhà máy dịch chuyển sang Việt Nam…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức trong việc đón “làn sóng” dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc. Cụ thể, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ những quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia trong thu hút dịch chuyển đầu tư.

“Trong thời gian qua, chính phủ các quốc gia này đang dùng 4 công cụ sau để thu hút đầu tư: thứ nhất là miễn giảm thuế (Indonesia có kế hoạch giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% về mức 23% năm 2021, Ấn Độ miễn thuế từ 4 - 10 năm cho các dự án đầu tư trong một số lĩnh vực ưu tiên); thứ hai là ưu đãi về đất đai (Indonesia xây 27 khu công nghiệp (KCN) mới, Ấn Độ cũng có động thái tương tự); thứ ba là cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (Indonesia); thứ tư là cung cấp gói hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề (Thái Lan)” – PGS.TS Phúc cho biết.

Hoi thao
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: D.T

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của các NĐT quốc tế, đặc biệt là về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chi phí giao dịch…

“Đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp mũi nhọn, Trung Quốc sẽ cố gắng đưa ra các chính sách để giữ chân các nhà máy này. Trong khi đó, Trung Quốc có thể tạo điều kiện để các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên và nhân công, giá trị gia tăng thấp dịch chuyển sang các quốc gia khác nhanh chóng. Điều này sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho quốc gia nhận đầu tư. Đối với các NĐT châu Á như các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ làm ăn. Tuy nhiên, đích hướng tới của Việt Nam là khoản đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như trí tuệ nhân tạo, robot, dữ liệu lớn, fintech. Muốn vậy chúng ta cần phải tiếp cận được NĐT từ châu Âu và Mỹ. Đây là vấn đề hiện nay chúng ta chưa có lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực” - PGS.TS Phúc nhấn mạnh.

Cần chuẩn bị sẵn sàng về nhà xưởng xây sẵn, mặt bằng đất sạch

Với những thuận lợi, thách thức trong việc đón dòng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, theo các đại biểu tại hội thảo, để không bỏ lỡ “cơ hội vàng” này, đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp và phải “nhanh chân”.

Theo đó, PGS.TS Đào Minh Phúc cho rằng, trước hết cần sớm xây dựng và công bố chính sách thu hút dịch chuyển dòng vốn đầu tư; trong đó, cần nêu rõ lĩnh vực ưu tiên, địa phương ưu tiên (gắn với quy hoạch tổng thể, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương).

Mặt khác, cần định hướng đón làn sóng dịch chuyển đơn hàng trước, dịch chuyển nhà máy sau. Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam cũng là điều khó thực hiện ngay lập tức. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam trước.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Anh Dũng – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam cần chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng đòi hỏi của những tập đoàn kinh tế lớn khi chuyển nhà máy sang Việt Nam, nhất là các khu kinh tế, KCN phải chuẩn bị sẵn đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin về giá thuê đất, điều kiện giao thông, thông tin, đảm bảo cung ứng điện nước, nguồn nhân lực… cho NĐT dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam.

“Để chuẩn bị cơ sở vật chất đón dòng vốn FDI, thời gian gần đây, nhiều DN đã đầu tư vào phát triển nhà xưởng, kho bãi công nghiệp. Đơn cử, Tổng công ty Becamex IDC và các đối tác đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng với gần 4.000 ha đất KCN, 200 nghìn m2 nhà xưởng xây sẵn dành cho các NĐT mới. Hay giữa tháng 5/2020, tỉnh Long An đã động thổ 2 KCN, trong đó, KCN Việt Phát có quy mô 1.800 ha, là một trong những KCN có diện tích lớn nhất hiện nay…” – ông Dũng cho biết thêm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần tạo điều kiện thông thoáng hơn khi các nhà máy mang công nghệ sẵn có đang sử dụng tại Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang áp dụng Thông tư 23 2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ, theo đó dây chuyền máy móc phải qua kiểm định mất khá nhiều thời gian. Muốn thu hút nhiều NĐT chúng ta cần có cơ chế linh hoạt hơn để các NĐT có thể nhanh chóng “đặt chân” vào sản xuất tại Việt Nam./.

Diệu Thiện