【kết quả trận juve】Được điều trị ARV: Khả năng lây truyền HIV cho người khác rất thấp
Thuốc ARV có tác dụng ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể. Nói cách khác là thuốc ARV ức chế sự phát triển của HIV đến mức thấp nhất,ĐượcđiềutrịARVKhảnănglytruyềnHIVchongườikhcrấtthấkết quả trận juve không còn khả năng làm suy giảm miễn dịch ở người. Tuy nhiên, theo BSCKII Trần Kim Long (ảnh), Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thuốc ARV không tiêu diệt được HIV, do đó khi đã điều trị bằng thuốc ARV, bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu ngưng thuốc, HIV phát triển trở lại rất nhanh chóng.
Việc đáp ứng điều trị bằng thuốc ARV ở bệnh nhân HIV của tỉnh được đánh giá như thế nào, thưa bác sĩ ?
- Qua thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ ức chế vi-rút ở bệnh nhân điều trị ARV sau 24 tháng tại tỉnh Hậu Giang, năm 2016”, kết quả nghiên cứu trên 206 bệnh nhân có xét nghiệm đo tải lượng HIV, có 195 bệnh nhân ức chế được tải lượng HIV ở mức thấp, không phát hiện được ở chuẩn đọc của máy là dưới 20 bản sao/ml máu, chiếm tỷ lệ 95%. Như vậy, 95% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ARV tại tỉnh Hậu Giang đã có đáp ứng điều trị tốt. Chỉ còn 5% chưa có đáp ứng tốt do bệnh nhân không tuân thủ uống thuốc tốt vì lý do đi làm ăn xa không về đúng ngày tái khám, không có người hỗ trợ để nhắc nhở uống thuốc…
Vậy những lợi ích khi bệnh nhân HIV được điều trị ARV sớm là gì, thưa bác sĩ ?
- Người nhiễm HIV cần được điều trị bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt, vì sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến HIV, giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, điều trị sớm cũng nhằm ngăn chặn khả năng nhân lên của HIV, giảm số lượng HIV trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch (CD4).
Sau khi được điều trị bằng thuốc ARV một thời gian, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác là rất thấp, bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này ?
- Khi đã điều trị bằng thuốc ARV từ 6 tháng đến 1 năm, HIV sẽ bị ức chế và nồng độ HIV trong máu sẽ giảm đến mức khi cho bệnh nhân làm xét nghiệm đo tải lượng HIV không còn phát hiện nữa. Như vậy, người bệnh đã khỏe mạnh giống như người không bị nhiễm HIV và không còn lây nhiễm HIV cho người khác. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Cũng chính vì vậy, cộng đồng đừng quá lo ngại và không nên kỳ thị đối với bệnh nhân HIV/AIDS.
Thuốc ARV hiện được cấp miễn phí cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Thực tế thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần làm gì để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc, thưa bác sĩ ?
- Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc ARV là thuốc mà bệnh nhân phải uống suốt đời, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu và loại dần ra khỏi phác đồ điều trị đối với các loại thuốc có tác dụng phụ âm thầm và lâu dài. Hiện nay, phác đồ được ưu tiên dùng điều trị cho bệnh nhân là phác đồ 3 trong 1 (3 loại thuốc trong 1 viên) và uống 1 lần duy nhất trong ngày, gồm Tenofovir (TDF) tác dụng phụ hiếm gặp là gây độc đối với thận làm rối loạn chức năng tế bào ống thận, dẫn đến suy thận; Lamivudine (3TC) hình như chưa có tác dụng phụ; Efavirenz (EFV) độc tính chủ yếu là tác dụng lên thần kinh trung ương gây ảo giác, nhưng thường mất đi sau vài tuần uống thuốc, chỉ một số ít trường hợp có thể kéo dài vài tháng hoặc không mất đi.
Nếu bệnh nhân có bệnh lý về thận thì sử dụng phác đồ 3 trong 1, uống 2 lần trong ngày cách 12 giờ gồm: Zidovudine (AZT) tác dụng phụ gây thiếu máu giảm bạch cầu hạt, nhưng cũng rất hiếm gặp; Lamivudine (3TC) hình như chưa có tác dụng phụ; Nevirapine (NVP) tác dụng làm tăng men gan ở những người có bệnh lý về gan như viêm gan B, viêm gan C… Bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị và xét nghiệm nếu men gan tăng gấp 5 lần bình thường thì đổi thuốc khác.
Các tác dụng phụ trên thường nhẹ và rất hiếm gặp, do đó người bệnh chỉ cần đi tái khám lĩnh thuốc đúng lịch hẹn, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Nếu phát hiện tác dụng phụ nặng sẽ xử trí và đổi phác đồ khác. Nói chung người bệnh cũng không phải bận tâm nhiều về vấn đề này.
Xin cảm ơn bác sĩ !
HỒNG DIỄM thực hiện