您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【tỉ số trận atalanta】Thực phẩm sạch chỉ dành cho nhà giàu, dân nghèo thì phải ăn bẩn?

Empire7772025-01-24 23:34:47【Thể thao】8人已围观

简介Thực phẩm sạch chỉ dành cho người có tiền?!Trong một cuộc trò chuyện với PV, b& tỉ số trận atalanta

Thực phẩm sạch chỉ dành cho người có tiền?ựcphẩmsạchchỉdànhchonhàgiàudânnghèothìphảiănbẩtỉ số trận atalanta!

Trong một cuộc trò chuyện với PV, bác sỹ - Ts Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Khoa khám tư vấn dinh dưỡng cơ sở 2, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia bật mí: Do đặc thù công việc của mình, ông cũng có nhiều đối tác cung cấp thực phẩm sạch nhưng ông phải thừa nhận một cách thành thật rằng: Chi phí cho thực phẩm sạch cũng khá cao, không thể ngày nào gia đình ông cũng có thể sử dụng.

“Thời điểm này, nếu mình không tự cung, tự cấp được mà phải đi mua bên ngoài thì giá các thực phẩm sạch vẫn đắt hơn nhiều so với thực phẩm đang bán ở ngoài chợ bình thường. Với các công nhân viên chức, tôi nghĩ không thể sử dụng thường xuyên các thực phẩm sạch này. Vì các thực phẩm sạch phải sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đạt các tiêu chuẩn quốc gia, rồi kiểm nghiệm nên tốn nhiều chi phí hơn so với các sản phẩm không qua kiểm nghiệm hoặc phải dùng các loại thuốc tăng trưởng nhanh thì giá mới hạ được” – bác sỹ Hưng nhấn mạnh.

Một người bạn tôi kinh doanh hải sản sạch cũng đã từng tâm sự: Sau một thời gian buôn bán, cô buộc phải từ bỏ công việc yêu thích này vì ế ẩm, “mình không muốn làm gian, làm bẩn nhưng dân thì cứ thích rẻ và kêu đắt”. Cô này giải thích: Chính cô là người tận tay, trực tiếp lấy hải sản tươi sống từ ngư dân ở dưới biển Hải Hậu (Nam Định), giá buôn lấy gốc vẫn đắt hơn giá bán của các tiểu thương ở chợ đầu mối Hà Nội bán cho khách hàng.

“Nói chung, nếu làm thật, làm sạch thì không thể bán hay cạnh tranh được với những người làm ăn gian dối vì người mua thường so sánh giá và cảm thấy hàng của mình quá đắt. Có nhiều cách để những hộ kinh doanh bất chính làm gian, vừa được giá thành mà vẫn siêu lợi nhuận” – cô bạn của tôi bộc bạch.

TS Hưng cho rằng, công nhân viên chức không thể thường xuyên có tiền sử dụng thực phẩm sạch

Tôi muốn kể thêm một câu chuyện khác: Chị gái tôi rất thích ăn sống, nếm sống, tận hưởng từng quả cà chua của hãng Götula vì nó không chỉ sạch mà còn có vị ngon ngọt, thơm mát hoàn toàn khác so với cà chua bán ngoài chợ cóc thông thường. Nhưng mỗi lần đi qua cửa hàng trưng bày của họ, chị chỉ dám liếc nhìn tiếc nuối và thèm thuồng vì chị không đủ điều kiện để ngày nào cũng ăn cà chua sạch này. Giá bán của cà chua hãng Götula hơn 100.000 đồng/kg, đắt gấp 10 lần so với cà chua ngoài thị trường.

Trong khi các loại rau, củ, quả trên thị trường hiện nay lạm dụng phân bón vô cơ lâu dài, được phun thuốc kích thích để nhanh chóng sớm thu hoạch thì các sản phẩm rau sạch lại phải canh tác theo hướng hữu cơ kết hợp với công nghệ hiện đại. Ngoài ra, để có một sản phẩm rau an toàn và tươi ngon rất kỳ công, tiêu tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, do vậy, các sản phẩm rau quả chất lượng cao sẽ có giá trị tương đương thậm chí cao hơn so với thịt, cá.

Với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực, hàng triệu người dân Việt Nam với túi tiền bé mọn buộc phải coi mong muốn chính đáng được dùng thực phẩm sạch của mình là giấc mơ quá xa vời.

Hàng triệu người Việt tặc lưỡi, chấp nhận ăn bẩn

Hầu như mỗi ngày trên khắp các báo lại đều đặn đăng tải các thông tin rúng động về thực phẩm bẩn.

Nào là cửa hàng chào bán tim đông lạnh nhập khẩu Tây Ban Nha, Mỹ đảm bảo an toàn nhưng khi kiểm tra, lại không có giấy tờ chứng minh xuất xứ, thậm chí, chủ cửa hàng còn thản nhiên cho biết số tìm này được sản xuất năm 1982. Giá của số tim này khi mua nhiều sẽ được chủ cửa hàng bán với giá 37.000 đồng/kg, trong khi tim lợn tươi trên thị trường có giá tới tận 250.000/kg.

Nào là thịt dê thối đã được phát hiện khi người ta tuồn chúng vào một nhà hàng lẩu dê danh tiếng. Hay nhiều tấn chân gà đông lạnh cả chục năm, nếu không bị bắt giữ, thì sẽ trở thành món khoái khẩu của bao người. Thậm chí, có những khu chợ bày cả chục can hóa chất độc hại, hóa chất ướp xác, để bán cho những kẻ chuyên đi đầu độc đồng loại.

Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại trở nên ngắn đến thế! Ấy vậy mà, dù đọc những thông tin phanh phui thực phẩm bẩn như vậy, miệng nói “kinh hoàng quá!” nhưng người ta vẫn thản nhiên ngồi ăn ở những quán ăn vỉa hè hay “nghiện” thức ăn đường phố.

Bằng chứng là cứ mỗi lần đi qua các quán nướng, lẩu, bia hơi ở vỉa hè trên đường Lê Đức Thọ, Phạm Hùng hay đường Tạ Quang Bửu,…ai cũng dễ dàng nhận ra cảnh tượng đông nghẹt người. Sẽ không ngoa khi nói rằng: Người ta sẵn sàng chen chúc nhau, tranh cãi nhau để có một chỗ ngồi hẹp.

Ở Việt Nam, các quán vỉa hè lúc nào cũng đông nghẹt khách dù nó không thể sạch. Ảnh: VNN

Người Việt thừa biết một đĩa lòng lợn giá đầy ăm ắp chỉ 20.000 đồng thì lấy đâu ra thịt sạch hay thịt tươi, mới? Người Việt thừa biết ăn uống ở chốn đông người qua lại, bụi bặm cuốn đầy đường thì lấy đâu ra cái gọi là an toàn vệ sinh thực phẩm? Người Việt cũng thừa biết, với các quán dựng tạm, lều bạt tạm bợ lấy đâu ra nước mà rửa bát đũa cho sạch? Ở những quán ăn vỉa hè, với điều kiện kinh doanh của họ, dù có muốn làm sạch đi chăng nữa cũng không thể sạch được!

Vậy phải chăng người Việt biết bẩn mà vẫn cứ lao vào?

Giải mã về cảnh tượng này, bác sỹ - Ts Nguyễn Trọng Hưng lý giải: Đó có thể là xu hướng chung của các bạn trẻ, hơn nữa, thói quen của người Việt thường thích sự tiện lợi, giá cả cũng mềm hơn so với các nhà hàng sang trọng, có điều hòa mát lạnh và chỗ ngồi ngay ngắn.

Cũng theo bác sỹ Hưng, người Việt không phải thờ ơ với sức khỏe nhưng họ phải cân nhắc, đắn đo nhiều với túi tiền của mình.

“Có thể họ biết ở đó bẩn nhưng vì túi tiền không có nhiều, họ đành tặc lưỡi hoặc bị các yếu tố khác chi phối nên đành chấp nhận. Hoặc nhiều khi vào nhà hàng sang chảnh, họ cũng không biết chính xác tiền họ trả có đúng với giá trị mà họ nhận được hay không. Có đúng thực phẩm ở đó sạch không? Thôi thì đằng nào cũng ăn theo “kiểu nghi ngờ” thì người ta thà lôi nhau ra vỉa hè ăn cho rẻ dù biết nó không thực sự sạch” – bác sỹ Hưng nói.

Có thể nói, trong thời buổi thực phẩm không an toàn tràn lan ngoài thị trường, “ăn gì cũng chết”, nhưng nếu không  ăn, người ta sẽ chết đói, chết ngay tức khắc. Chính vì vậy, người Việt dù không muốn ăn thực phẩm bẩn nhưng với túi tiền hạn hẹp, họ đành chấp nhận “sống chung với lũ”, chấp nhận một “cái chết từ từ” và kết quả là: không ít người đành tặc lưỡi “thôi thì khuất mắt trông coi”, “sống hôm nay, không biết ngày mai vậy!”…

>> Trước nỗi sợ hãi 'ăn gì cũng chết', mâm cơm của Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng có gì?

 Dương Phương Ngọc

Kinh hoàng xe tải cuốn văng 2 xe khách đang chờ đèn đỏ, 11 người bị thương

很赞哦!(253)