【bang xep tbn】Đến cuối tháng 11, Khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ khôi phục 100% hoạt động sản xuất
Chiều 10/11,ĐếncuốithángKhuCôngnghệcaoTPHCMsẽkhôiphụchoạtđộngsảnxuấbang xep tbn sau khi tiến hành khảo sát hoạt động tái khởi động sản xuất của Công ty Samsung và công ty FPT, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã có buổi làm việc với Ban quản lý khu công nghệ cao Thành phố về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất phục hồi khá nhanh
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao cho biết, sau hơn 1 tháng thực hiện Chỉ thị 18 của Chủ tịch UBND Thành phố về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi phát triển kinh tế– xã hội trên địa bàn TP.HCM, tình hình dịch bệnh tại khu công nghệ cao được kiểm soát tốt dù số doanh nghiệp có ca mắc Covid-19 và số ca mắc bắt đầu tăng.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc (ảnh: Lê Toàn) |
Đặc biệt, việc đưa vào vận hành khu cách ly tập trung tạm tại khu công nghệ cao tạo thế chủ động cho doanh nghiệp thích ứng an toàn với dịch bệnh, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Khu Công nghệ cao cũng được phục hồi và mở rộng quy mô khá nhanh.
“Dự kiến đến cuối tháng 11/2021, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu Công nghệ cao sẽ khôi phục 100% theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố”, ông Thi nói.
Thông tin thêm về hoạt động của các doanh nghiệp, ông Thi cho biết, tính đến ngày 8/11, Khu Công nghệ cao có 88 doanh nghiệp hoạt động với tổng số 45.425 lao động. Trong đó, 67 doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn trước ngày 1/10 theo các phương thức “3 tại chỗ”, “2 điểm 1 cung đường” và 21 doanh nghiệp mới khôi phục hoạt động hoạt động sau ngày 1/10.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Khu Công nghệ cao 10 tháng đầu năm 2021 đạt 28,98 tỷ USD, giảm 7,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 14,43 tỷ USD, giảm 9,35% so với cùng kỳ và kim ngạch nhập khẩu đạt 14,55 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ.
Ban giám đôc Samsung giới thiệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (ảnh: Lê Toàn) |
Về thu hút đầu tư, 10 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý đã cấp mới 1 giấy chứng nhận đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 162,608 tỷ đồng; cấp điều chỉnh tăng vốn 784 triệu USD cho 3 dự ánFDI và 6,6 tỷ đồng cho 1 dự án Việt Nam. Lũy kế đến nay, Khu Công nghệ cao có 164 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 8,4 tỷ USD.
“Ước năm 2021 thu hút đầu tư tại Khu Công nghệ cao đạt 3.610 triệu USD, trong đó đầu tư mới trong nước đạt 10 triệu USD và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư đạt 3.600 triệu USD. Lũy kế Khu Công nghệ cao có 165 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 8,6 tỷ USD”, ông Thi nói.
Đưa vào vận hành khu cách ly tạm
Về tình hình chống dịch, ông Nguyễn Anh Thi cho biết, đến nay các doanh nghiệp khu công nghệ cao ghi nhận 2.547 ca nhiễm, trong đó hơn 1.000 ca nhiễm là của Công ty Nidec Sankyo phát sinh giai đoạn đầu tháng 7/2021.
Riêng giai đoạn từ ngày 1/10 đến nay có 774 ca nhiễm, trong đó số ca phát sinh tại nhà máy là 533. Số doanh nghiệp có ca F0 và số ca F0 liên tục tăng trong 3 tuần gần nhất lần lược là 11 doanh nghiệp với 99 ca; 14 doanh nghiệp với 142 ca, và 19 doanh nghiệp với 235 ca.
Nhân viên Công ty FPT giới thiệu các ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát dịch tại Công ty (ảnh: Lê Toàn) |
Để đảm đảm bảo an toàn cho người lao động của các doanh nghiệp, hiện Ban quản lý Khu Công nghệ cao đã đưa vào vận hành Khu cách ly tạm dành cho F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại có quy mô 100 giường trong giai đoạn đầu và có thể mở rộng quy lên 200 giường tại Viện Công nghệ cao Hutech.
Toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành khu cách ly tạm do các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao đóng góp thông qua Chi hội doanh nghiệp Khu Công nghệ cao (SBA) và vận hành bởi đơn vị y tế tư nhân.
“Đây là mô hình đầu tiên và duy nhất tại TP.HCM và cả nước”, ông Thi nói và nhấn mạnh, cùng với khu cách ly tập trung tạm, việc các doanh nghiệp đồng thời phải đảm bảo các khu cách ly tạm tại doanh nghiệp tạo sự chủ động trong phối hợp thực hiện cách ly, điều trị các ca nhiễm khi có phát sinh.
Đặc biệt, Ban Quản lý còn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao đang ký mã QR, triển khai sử dụng ứng dụng “Y tế HCM” cho 138 doanh nghiệp.
Khu cách ly tạm dành cho F0 không triệu chứng trong Khu Công nghệ cao là mô hình đầu tiên và duy nhất tại TP.HCM và cả nước (ảnh: Lê Toàn) |
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, đánh giá rất vui mừng vì trước mắt Khu Công nghệ cao đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an toàn và sống chung với dịch bệnh. Đặc biệt là triển khai thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy là quan tâm chăm sóc các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. “Khi tình hình đại dịch xảy ra, thì việc chăm sóc càng có ý nghĩa hơn. Điều này đánh giá cao các đồng chí đã bám sát quan điểm nhiệm vụ, chúng tôi đến đến giờ này chưa nghe doanh nghiệp phản ánh, nề hà hay thắc mắc gì”, Bí thư Nên nói.
Ngoài ra, Ban quản lý đã đặt được mục tiêu vì sức khỏe và tính mạng của công nhân, chính vì vậy nhờ có được sự kết nối, theo dõi, hỗ trợ thường xuyên với công nhân, nên hoạt động sản xuất đã phục hồi rất nhanh, nhất là ứng dụng công nghệ kết nối cơ sở dữ liệu của Thành phố để giám sát rủi ro do dịch bệnh.
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy đánh giá cao những cái nỗ lực, cố gắng chủ động trong phòng chống dịch gắn với sản xuất. “Dù có giảm về số xuất nhập khẩu 7,46% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng không phải nơi nào trong thành phố cũng đạt được”,Bí thư Nên nhấn mạnh.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng lưu ý ngoài việc khôi phục sản xuất kinh doanh và phòng chống dịch, cũng cần phải tính toán đến hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt là nhà lưu trú cho công nhân.