【lịch thi đấu cúp pháp】Bài cuối: Chống lãng phí phải làm tốt được khâu thực hiện
Bài 1: Chống lãng phí – Tạo nền móng vững chắc đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới |
Bài 2: Lãng phí kéo lùi sự phát triển của đất nước |
Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”,àicuốiChốnglãngphíphảilàmtốtđượckhâuthựchiệlịch thi đấu cúp pháp chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công |
Lời hiệu triệu để toàn Đảng, toàn dân cùng chống lãng phí
Bên cạnh việc chỉ ra thực trạng lãng phí hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra 4 giải pháp trọng tâm để phòng, chống lãng phí. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến việc cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí; tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công (TSC), tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước; xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí…
Bài viết của Tổng Bí thư đã trở thành lời hiệu triệu để toàn Đảng, toàn dân tham gia vào công cuộc chống lãng phí. Một minh chứng rõ ràng nhất là tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30/10/2024, Thường trực Ban chỉ đạo đã công bố Quyết định số 191-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo, trong đó đã bổ sung cho Ban Chỉ đạo nhiệm vụ phòng, chống lãng phí với trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, TSC. Việc kịp thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống lãng phí này đã được cán bộ, đảng viên, người dân đánh giá là rất đúng và rất trúng.
Thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư, ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTG yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).
Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực: Quản lý ngân sách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai; quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động.
Về quản lý, sử dụng TSC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ TSC, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc tổng kiểm kê TSC và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Bối cảnh mới, chống lãng phí cần sự quyết tâm trong thực hiện
Lãng phí không phải bây giờ mới xuất hiện, trên thực tế, ở nước nào, thời nào cũng có. Tại nước ta, lãng phí năm nào cũng được Quốc hội đưa ra bàn thảo và tìm giải pháp để khắc phục, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng, nguyên nhân được chỉ ra là do chúng ta đang còn yếu ở khâu thực hiện.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng nói: "Rằng hay thì thật là hay, nhưng xem ra thực hiện còn gay trăm bề” khi nhận xét về khâu tổ chức thực hiện. Bởi khi thực hiện mới đụng chạm vào quyền lợi, lợi ích, mới phát sinh nhiều vấn đề mà nếu không có sự đồng lòng, quyết tâm thì không thể thành công.
Do đó, theo PGS.TS Lê Văn Cường - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giải pháp chống lãng phí đã được đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra, việc chúng ta cần làm bây giờ là phải làm sao thực hiện cho tốt. Ông đưa ra dẫn chứng, sở dĩ cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt được kết quả cao là vì nhận được 93% người dân đồng tình và ủng hộ, bên cạnh đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Do đó, muốn cuộc đấu tranh chống lãng phí cũng đạt hiệu quả cao thì chúng ta cũng phải làm tốt như cuộc đấu tranh chống tham nhũng và còn hơn thế nữa. “Để làm tốt khâu thực hiện thì không có biện pháp nào tốt hơn là biến việc chống lãng phí thành nhận thức và ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và người dân” - PGS.TS Lê Văn Cường nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Cường cũng đưa ra nhận định về yếu tố con người trong công cuộc chống lãng phí mà cụ thể là quyết tâm chính trị và nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo ông Cường, đây chính là sự đột phá trong chống lãng phí hiện nay. “Lãng phí đã được chỉ ra rồi, các bộ, ban, ngành, từng cán bộ, người dân đã nhận thức được rồi, do đó, nếu người đứng đầu có quyết tâm thực hiện sẽ yêu cầu rà soát có bao nhiêu dự án, công trình, bao nhiêu vấn đề về lãng phí và đưa ra chỉ đạo, việc lãng phí sẽ được khắc phục ngay” - ông Cường cho biết.
Cuối cùng theo ông Cường, lãng phí không chỉ xuất hiện tại các cơ quan, đơn vị mà nó xuất hiện xung quanh cuộc sống hàng ngày. Do đó, rất cần phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động về chống lãng phí hàng ngày, hàng giờ.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, để công cuộc chống lãng phí đi đến thành công, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần thường xuyên phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu trong THTK, CLP. Ông Phong dẫn giải, Bác Hồ đã từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Không gì có sức lan tỏa mạnh mẽ bằng những việc làm cụ thể của những con người cụ thể sống xung quanh chúng ta mà hàng ngày chúng ta tận mắt chứng kiến, tiếp xúc từ đó học tập và noi theo.
Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của của cán bộ lãnh đạo trong THTK, CLP, theo ông Phong, còn cần kết hợp chặt chẽ giữa sự phấn đấu, rèn luyện của bản thân từng cán bộ lãnh đạo với sự giúp đỡ, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải là người tiên phong, gương mẫu thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và dân chủ tại cơ sở theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ thưởng”; xây dựng môi trường tập thể lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật và sự đoàn kết, thống nhất cao, trên dưới một lòng, chung sức xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Minh Phong, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị cũng phải được đặt lên hàng đầu. Vì người đứng đầu không tham ô, không lãng phí thì cơ quan, đơn vị đó có hoạt động rất tốt. Nhưng ngược lại, nếu người đứng đầu “có vấn đề” và theo kiểu “cua cậy càng, cá cậy vây” thì lãng phí và tham nhũng tất yếu sẽ xảy ra. Do đó, phòng, chống lãng phí trong bối cảnh mới rất cần người đứng đầu có quyết tâm chính trị trong hành động và phải có trách nhiệm với đơn vị, với Đảng và Nhà nước.
Đề xuất giải pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào thực chất Trong năm 2023, Bộ Tài chính được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bộ Tài chính đã đề xuất 5 nhóm chính sách thực hiện, trong đó có việc hoàn thiện các quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa luật này và các luật chuyên ngành; hoàn thiện các quy định về khái niệm “tiết kiệm”, “lãng phí”; hoàn thiện các quy định để tạo cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hành tiết kiệm; hoàn thiện các quy định về xử lý đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm - tập trung xử lý trách nhiệm người đứng đầu và bổ sung quy định các trường hợp miễn trừ việc xử lý đối với cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. |