您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo bologna】Lao động là vinh quang

Empire7772025-01-10 16:27:00【Nhận Định Bóng Đá】0人已围观

简介Từng là nông dân không cục đất... chọi chim và bị cái ngh&egr kèo bologna

Từng là nông dân không cục đất... chọi chim và bị cái nghèo đeo bám,độkèo bologna vậy mà giờ đây ông Hồ Linh Tá, ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, đã thoát nghèo bền vững.

Lao động đối với ông Tá là vinh quang.

Chữ nghĩa không nhiều nhưng ông Tá là người ham học hỏi điều hay, lẽ phải trong cuộc sống cũng như lao động, sản xuất. Trong những điều học được thì ông tâm đắc nhất là lời Bác dạy phải biết cần cù, chăm chỉ lao động để tạo ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Thoát nghèo nhờ… lục bình

Cái nắng rát da giữa trưa khiến nhiều người ngại ra đường, nhưng đôi tay cuồn cuộn gân xanh của ông Tá vẫn nhanh nhảu phơi lục bình hết bó này tới bó khác. Ông nói rằng, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nếu không bám víu vào nghề này thì chẳng biết làm gì.

Nghe ông nói thật khắc khổ, nhưng xóm giềng ai chẳng biết công việc cắt lục bình đem phơi khô bán đã tạo cho ông cả… sự nghiệp chứ chẳng chơi. Bởi nhờ nó mà ông thoát nghèo hồi năm rồi và cuộc sống ngày càng khấm khá.

Khi lấy nhau và ra ở riêng với hai bàn tay trắng, vợ chồng ông cất căn nhà ở tạm cặp sông Kinh Mới. Sau đó mấy năm, vì lo sạt lở nên chính quyền địa phương vận động gia đình ông di dời đến nơi khác.

Số tiền 10 triệu đồng được hỗ trợ từ việc di dời được ông bù vào cất căn nhà cây lá trên khoảng đất nhỏ mượn tạm của bên vợ. Trong quãng thời gian này, hễ xóm giềng thuê làm gì ông cũng nhận, thậm chí lang bạt tới tận tỉnh Bình Dương để làm thuê với mong muốn đổi đời. Vậy mà cái nghèo vẫn cứ bám riết...

Thấy ông Tá thật thà, chịu thương, chịu khó, nên Trưởng ấp Tư Sáng khi ấy là ông Huỳnh Văn Thích giới thiệu cho vay vốn số tiền 6 triệu đồng để làm ăn. Nhận được tiền, ngoài lời cảm ơn, ông Tá còn hứa chắc nịch với vị trưởng ấp là sẽ nỗ lực hết sức để thoát nghèo. Cầm tiền về nhà, ông bàn với vợ mở quán bán bún riêu để kiếm thêm thu nhập.

Thời đó, nghề đan lát lục bình đang nhen nhóm phất lên ở nhiều nơi trong tỉnh và ông Tá biết đó là cơ hội để kiếm tiền. Ông liền mượn chiếc xuồng ba lá nhỏ của người quen để bơi ra sông cắt lục bình phơi khô bán. Quần quật cả tuần lễ, số tiền đầu tiên ông được trả hơn 1 triệu đồng. Quá phấn khởi, ông biết cây lục bình chính là cây… thoát nghèo của gia đình mình.

Do vậy, khi những con gà trống chưa cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới bắt đầu thì ông Tá đã thức dậy, uống bình trà nóng, rồi bơi xuồng ra sông Cái cắt lục bình để kịp đem phơi khi mặt trời ló dạng. Buổi trưa ông chỉ nghỉ chừng nửa tiếng để ăn vội bữa cơm rồi tiếp tục “hành nghề” đến khi mặt trời khuất bóng.

Những đám lục bình trôi trên sông đâu tự dưng sinh… ra tiền, nhưng ông Tá đã biến chúng thành “công cụ” thoát nghèo bằng mồ hôi, nước mắt và sức lao động không biết mệt mỏi. Năm rồi, ông thu lợi nhuận từ nghề cắt lục bình phơi khô hơn 60 triệu đồng.

Từ một người nông dân không cục đất... chọi chim, ở nhà tạm bợ, đến nay ông đã mua được 5 công đất và cất được căn nhà kiên cố; từ chỗ phải mượn xuồng ba lá nhỏ của người quen để cắt lục bình thì giờ ông đã sở hữu 5 chiếc xuồng lớn, nhỏ, chiếc lớn nhất có trọng tải 5 tấn…

Khi cuộc sống đã ổn định, ông Tá tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo vào năm 2017, như lời đã hứa với cựu Trưởng ấp Tư Sáng Huỳnh Văn Thích ngày trước.

Hướng đến làm ăn lớn

Hiện ông Tá đang thuê nhiều bãi lục bình trên sông Cái của người khác để… làm nghề. Từ chỗ đi làm thuê, làm mướn trước đây thì nay ông thuê khoảng 5 nhân công phụ giúp việc cắt, phơi lục bình. Cứ khoảng mười bữa hay nửa tháng là thương lái cho ghe vô tận nơi thu mua lục bình khô. Xem ra, ông Tá bắt đầu làm ăn lớn.

Những người được ông thuê cũng có hoàn cảnh nghèo khó giống như hoàn cảnh của ông ngày trước. Tùy vào tính chất công việc mà ông trả tiền công cho họ mỗi tháng hơn 4 triệu đồng/người.

“Làm cho chú Tá chúng tôi yên tâm lắm. Khi nào bán lục bình mà chưa lấy tiền được thì chú nói rõ cho mọi người thông cảm vì tiền công sẽ trả chậm vài ngày. Khi có tiền rồi thì chú trả ngay”, bà Chau Kim Hồng, ở ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, chia sẻ.

Được biết, gia đình bà Hồng thuộc diện hộ nghèo vì ít đất và nuôi 3 đứa con nhỏ đi học. Số tiền làm công hàng tháng cho ông Tá giúp cuộc sống gia đình bà đỡ phần vất vả.

Nghe tiếng ông Tá là người thật thà, chịu khó và thoát nghèo nhờ nghề cắt lục bình phơi khô nên ông Võ Tứ Phương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, đã mấy lần xuống tận nhà thăm hỏi, động viên. Thấy cách làm ăn này có hiệu quả nên ông Phương ngỏ ý giới thiệu cho gia đình ông Tá được tiếp cận nguồn vốn vay. Sau đó không lâu, gia đình này được vay 30 triệu đồng.

Đúc kết hành trình thoát nghèo của gia đình mình, ông Tá cho biết: “Tôi rất tâm đắc câu nói: “Lao động là vinh quang”, bởi thực tế đã chứng minh chỉ có lao động mới tạo ra của cải nuôi sống bản thân mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Suy nghĩ như vậy nên hai vợ chồng tôi cố gắng lao động, tích góp để có được cuộc sống tương đối ổn định như bây giờ”.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

很赞哦!(79)