Những ngày tháng tư lịch sử,ứcthngtưcủaTiểuđontrưởkết quả ngoại hạng anh hôm qua về xã Đông Phước A, huyện Châu Thành tìm gặp đại tá Phạm Hồng Thấy (Bảy Thấy), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tây Đô 3, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ, nghe kể lại những ngày chiến đấu và thời khắc lịch sử 30-4-1975 đại thắng...
Những năm tháng hào hùng, hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong ký ức của ông Bảy Thấy.
Ngay lần gặp đầu tiên, phóng viên cảm nhận được sự chân thành, đầy giản dị của người lính từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở chiến trường Tây Đô năm nào. 47 năm đi qua với bao đổi thay trên khắp mọi miền đất nước, song khí thế của ngày toàn thắng vẫn mãi khắc ghi trong tâm trí của người chiến sĩ cách mạng, người tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn anh hùng, kiên trung, quả cảm.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, 16 tuổi, chàng thanh niên trẻ Phạm Hồng Thấy nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ. Ngày 10-10-1961, Bảy Thấy chính thức trở thành “bộ đội Tây Đô” chiến đấu, lăn lộn khắp trên các chiến trường Tây Nam bộ từ Cần Thơ, Phụng Hiệp, Long Mỹ… với bao trận đánh nổi danh như trận Ông Hào, trận Ông Cửu, trận lộ Vòng Cung…
Dù những năm tháng ác liệt đã lùi xa, nhưng những ngày hoa lửa của tháng tư năm ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức của vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tây Đô 3.
Ông Bảy kể: Sáng ngày 29-4-1975, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt trên cả tuyến lộ Vòng Cung và các điểm vùng ven. Địch tập trung pháo bắn phá khắp nơi, đưa lực lượng án ngữ ven sông, các kinh rạch nhỏ dọc lộ Vòng Cung để ngăn chặn; chúng còn huy động Trung đoàn 33 và xe M113 yểm trợ. Đến đêm thì các lực lượng của ta đều bám được vào lộ Vòng Cung. Lúc này, ta được quân chủ lực của Khu tiếp sức. Theo kế hoạch, lực lượng Tiểu đoàn Tây Đô được phân công đánh vào Vòng Cung, giải phóng chi khu Phong Điền, rồi đánh thẳng vào nội ô Cần Thơ.
“Tôi vẫn nhớ rõ thời điểm ấy, theo kế hoạch sáng 30-4-1975, Tiểu đoàn Tây Đô 3 của tôi được giao nhiệm vụ đánh bứt các đồn bót từ kinh Bà Hiệp đến lộ Vòng Cung để mở cửa đón lực lượng Tây Đô 1 vào. Từ tối ngày 29-4, Tiểu đoàn Tây Đô 3 đã tập kết tại điểm đóng quân, đào hào, đắp lũy, chuẩn bị công sự chiến đấu. Phía bên kia, địch chỉ cách chúng ta khoảng 60m nhưng cả hai bên đều nghi binh, lặn tiếng súng”, ông Bảy nói.
Bồi hồi nhớ lại, ông Bảy kể tiếp: Đến sáng ngày 30-4, khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh, tôi quyết định phải chớp lấy thời cơ, nhân lúc trời mưa lớn, cho toàn bộ lực lượng vượt sông tiến vào nội ô.
Các cánh quân của ta vừa tấn công bằng quân sự vừa làm công tác binh vận, ào ào vượt qua các lực lượng ngăn cản của địch tiến vào chiếm lĩnh những vị trí quan trọng. Đi đến đâu, địch đầu hàng, vứt súng ống, cởi bỏ quân phục chạy trốn đến đó. Ta chiếm xe thiết giáp địch làm phương tiện tiến nhanh vào nội ô. Hai bên đường cờ cách mạng treo rợp trời, người dân đổ xô ra đường đón quân giải phóng. Khoảng 16 giờ 30 phút, ta đã chiếm Sở Chỉ huy Quân đoàn 4 và vùng IV chiến thuật, buộc chúng ra lệnh cho các lực lượng, chi khu trong vùng IV đầu hàng, rồi tiến thẳng vào dinh tỉnh trưởng giáp mặt tướng Mạch Văn Trường. Sau khi rước các đồng chí lãnh đạo vào dinh, thương lượng buộc địch hạ vũ khí đầu hàng, trong đêm đó và mấy ngày sau, chúng tôi cùng với các lực lượng phân công chiếm lĩnh, tiếp quản tất cả những cơ quan đầu não của địch, tiếp nhận, quản lý tù binh, vũ khí...
Ông Bảy Thấy kể thêm, đêm đầu tiên giải phóng Cần Thơ có một loạt tiếng súng nổ vang trời để mừng chiến thắng, để rồi từ đó không còn tiếng súng nữa. Hôm sau, ngày đầu chiến thắng ở đất Tây Đô yên bình lạ thường, người dân phấn khởi đổ xô ra đường đón chào quân giải phóng. Mấy ngày đêm gần như không ngủ nhưng ai cũng quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng mà đồng chí, đồng bào tốn bao xương máu mới giành được.
Ông Bảy nhớ, đất Tây Đô những ngày đầu thống nhất lạ thường lắm, vẫn là tiếng loa phát thanh thường nhật thì nay đã được đổi chủ. Cũng chính trong lúc này, lòng ông lại buồn man mác nhớ về những đồng đội, đồng bào yêu nước đã hy sinh để hòa bình, thống nhất đất nước. “Hồi còn chiến đấu, đồng đội mỗi người mỗi cảnh, mỗi quê, tôi còn nhớ nhiều đồng chí anh em cùng vào sinh ra tử với mình, cùng đắp chung chăn, cùng ăn chung chén, cùng hẹn nhau những dự định sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước. Nhưng tiếc thay, ngày hòa bình, đất nước thống nhất, nhiều người đồng đội năm đó đã anh dũng hy sinh, nằm lại chiến trường”, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tây Đô 3 chia sẻ.
“Lẽ ra ngày chiến thắng của dân tộc được quây quần bên gia đình, chung niềm vui cùng tất cả các anh em, đồng đội thì hay biết mấy”, nói đến đây ông Bảy bỗng ngập ngừng xúc động.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho biết thêm: “Giờ đây, trong cảnh thời bình, tôi được sống chan hòa trong tình cảm của người thân, bạn bè nhưng có lẽ ngay cả trong giấc mơ tôi cũng sẽ không quên ký ức về ngày giải phóng để tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tri ân những chiến sĩ, đồng đội đã mãi mãi nằm xuống trong kháng chiến”.
Bài, ảnh: Đ.BẢO