您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【lucky88. club】Chỉ ưu tiên vốn cho các dự án cấp thiết

Empire7772025-01-10 16:24:43【Nhận Định Bóng Đá】1人已围观

简介Các dự án điện cấp bách được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên nguồn lực đầu tư.Tuy nhiên, vẫn có n lucky88. club

trang 10

Các dự án điện cấp bách được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên nguồn lực đầu tư.

Tuy nhiên,ỉưutiênvốnchocácdựáncấpthiếlucky88. club vẫn có nhiều ý kiến rất lo lắng về quản lý nợ công, cải cách môi trường đầu tư và tham nhũng, lãng phí.

Nâng cao trách nhiệm địa phương khi vay vốn ODA

Cho ý kiến về vấn đề nợ công, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, bội chi ngân sách luôn ở điểm cao, nợ công tăng nhanh và áp lực trả nợ ngày càng khó khăn. Do đó, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cần tiếp tục giám sát thận trọng kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt.

“Tôi đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài chính cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay ODA, chúng ta chỉ ưu tiên cho các dự án cấp thiết chứ không phải cần thiết, hạn chế việc cấp phát, tăng vay và trả nợ nâng cao trách nhiệm của các địa phương và hội đồng nhân dân các cấp”, ĐB Trần Hoàng Ngân nói.

Về việc sử dụng nguồn vốn, ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cũng đồng tình với chủ trương phân cấp vốn vay với các địa phương, từ đó mới phát huy được vai trò của nguồn vốn vay đến đúng địa chỉ cần vay, tạo được cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và có trách nhiệm đối với từng địa phương, giảm được gánh nặng cho Chính phủ.

ĐB Bảo phân tích, hiện tại các nguồn vốn ODA của Việt Nam chuyển từ ưu đãi sang kém ưu đãi và tiến tới phải vay theo điều kiện thị trường. Như vậy, thời gian trả nợ nhanh, lãi suất rất cao, có thể từ 2-3,5%. “Chúng ta có phân cấp như vậy mới tạo được áp lực, trách nhiệm đối với từng địa phương, từng công trình khi sử dụng nguồn vốn vay làm sao cho có hiệu quả, có lãi và bảo đảm nguồn trả nợ”, ĐB Bảo nhấn mạnh.

Từ lời nói đến hành động là chặng đường dài

Đề cập đến việc cải cách thể chế để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, Nghị quyết 19 của Chính phủ 2 năm qua là một bước thử nghiệm cho thấy, nếu có đủ quyết tâm, chỉ sau một vài năm chúng ta có thể bắt kịp các nước ASEAN trong cải cách thể chế.

“Việc giảm 3/4 thời gian kê khai nộp thuế từ 537 giờ xuống còn 117 giờ trong vòng 2 năm qua của ngành Tài chính hay những nỗ lực cải cách ở Quảng Ninh, Đà Nẵng và một số địa phương khác là những ví dụ điển hình”, ĐB Lộc nêu rõ.

Tuy nhiên, cũng theo ĐB, những ví dụ như vậy không có nhiều. Nhiều vị tư lệnh ngành và người đứng đầu một số địa phương đã không triển khai nghiêm túc chương trình hành động cải cách thể chế. “Sức nóng của sự thôi thúc cải cách đối với nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước chưa ra được khỏi nhiều cuộc họp của Chính phủ”, ĐB nhận xét.

Để khắc phục tình trạng này, ĐB Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới xây dựng chương trình hành động tổng thể để cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, để trình ra Quốc hội xem xét thông qua một Nghị quyết. Như vậy, theo ĐB, Quốc hội sẽ chung tay với Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách, vượt ra khỏi vật cản của các nhóm lợi ích và sự trì trệ cố hữu của một số cơ quan hành chính, tạo ra làn sóng cải cách lần 2 trong nền kinh tế.

“Có cử tri nói với tôi, chúng tôi chờ lâu quá, con đường dài nhất Việt Nam không phải từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau mà là từ lời nói đến việc làm, hành động của nhiều cấp chính quyền, công chức. Cử tri hy vọng khoá mới sẽ là Quốc hội và Chính phủ của hành động, để con đường dài nhất này sẽ vẫn là con đường từ Nam Quan tới mũi Cà Mau”, ĐB nói.

Tham nhũng - đau cũng phải cắt bỏ

Cho ý kiến về vấn đề tham nhũng, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho biết, nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện, cắt nước, dựng rào chắn cổng, một số người thi hành công vụ vòi vĩnh nhũng nhiễu trắng trợn đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn, làm doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng.

Đến nỗi trong thảo luận về kinh tế - xã hội có đại biểu phải thốt lên, “đất lành chim đậu, nhưng chim chưa kịp đậu đã nhậu hết chim”. Mời gọi các nhà đầu tư, nhưng “trên rải thảm, dưới rải đinh”, các nhà đầu tư tuy đi trên thảm nhưng vẫn nhức nhối vì “hàng đinh” ở dưới.

ĐB Tiến cho biết, một khi cơ chế xin - cho vẫn còn đất sống thì người dân, doanh nghiệp còn bị nhũng nhiễu vì đã xin thì phải có cái gì đó mới cho được. Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt, đến mức người đứng đầu của Đảng phải đặt câu hỏi "cái gì cũng chạy, chạy chức, chạy quyền, chạy cả luân chuyển, vậy chạy ai, ai chạy". Cử tri mong rằng chỉ cần đi là đến, không cần phải “chạy”mới đến như hôm nay.

Còn theo ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), Chính phủ phải đặt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí lên vị trí hàng đầu. Bởi vì, đã có Luật, nhưng việc triển khai và thực hiện chưa quyết liệt.

“Tham nhũng không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác... Tham nhũng ở một khía cạnh nào đó đã trở thành việc bình thường, thành một thông lệ ở một số ngành, thật nguy hiểm cho quốc gia. Việc chống tham nhũng chưa đủ mạnh và còn nể nang né tránh. Chống tham nhũng đã có một số kết quả, nhưng chống lãng phí thì kết quả và giải pháp hầu như rất yếu. Tôi chưa thấy ai bị kỷ luật, bị sa thải vì lãng phí”, ĐB Hùng nói.

"Hãy coi việc phòng, chống tham nhũng lãng phí là giặc nội xâm và quyết tâm phòng, chống tham nhũng lãng phí như quyết tâm bảo vệ tổ quốc của cả dân tộc", ĐB Bùi Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Duy Thái

很赞哦!(4779)