【vdqg bulgaria】Ngày này năm xưa 19/4: Ban hành Quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico

Ngày này năm xưa 17/4: Phê duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Ngày này năm xưa 18/4: Việt Nam và Oman ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp,àynàynămxưaBanhànhQuyđịnhvềxuấtkhẩuhàngdệvdqg bulgaria giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/4.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 19/4/1987: Bầu cử Quốc hội khóa VIII (1987-1992). Trong cuộc bầu cử, 98,75% cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu bầu ra 496 đại biểu Quốc hội. Thắng lợi của cuộc bầu cử đã khẳng định rằng, mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống, nhưng với truyền thống yêu nước, với sự giác ngộ về nghĩa vụ và quyền làm chủ của mình, nhân dân ta đã biểu thị lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào việc lựa chọn đại biểu xứng đáng để bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Ngày này năm xưa 19/4: Ban hành Quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico
19/4 hàng năm là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

- Ngày 19/4/2009: Tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), diễn ra lễ công bố Quyết định 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 19/4 hàng năm là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Quyết định của Thủ tướng nêu rõ: Việc xác lập Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc vì một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Ngày 19/4/1975: Giải phóng tỉnh Bình Thuận. Ngày 18/4/1975, Trung đoàn 18 thuộc Sư đoàn 325 và các đơn vị binh chủng hợp thành của ta đã phối hợp với Trung đoàn 812 lực lượng Quân khu 6 và tiểu đoàn 15 bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận tiến công thị xã Phan Thiết. Ngày 19/4/1975, tỉnh Bình Thuận được hoàn toàn giải phóng.

-Ngày 19/4/1947: Thành lập Xí nghiệp cơ khí Trần Hưng Đạo (hiện nay là Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo). Đây là xí nghiệp đầu tiên của ngành công nghiệp quốc doanh Việt Nam do Ban kinh tế Trung ương Đảng thành lập ở Việt Bắc.

-Ngày 19/4/1948: Bộ đội chủ lực khu 9 đánh địch ở Tầm Vu (tỉnh Cần Thơ). Ta tiêu diệt hoàn toàn 24 xe quân sự, thu một khẩu pháo 105 ly và 100 súng trường của địch.

Đây là một chiến thắng có tiếng vang lớn ở Nam Bộ trong những nǎm đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.

-Ngày 19/4/1958, một số đơn vị hóa học đầu tiên được thành lập, dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Hóa học Nguyên tử - cục Huấn luyện chiến đấu - Bộ Tổng Tham mưu. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về lực lượng, chuẩn bị cho sự ra đời của Binh chủng Hóa học. Trên cơ sở đó, năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu quyết định lấy ngày 19/4/1958 là Ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học.

Doanh nghiệp dệt may tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

-Ngày 19/4/2004: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định của Bộ Công nghiệp về việc sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 226/2003/QĐ-BCN ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Phương Đông thành Công ty cổ phần Phương Đông.

-Ngày 19/4/2006: Bộ Thương mại ra Thông báo số 0158/BTM-DM về việc cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường.

-Ngày 19/4/2011: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1856/QĐ-BCT về Kế hoạch và các giải pháp điều hành xuất nhập khẩu năm 2011 và thời gian tới của Bộ Công Thương.

- Ngày 19/4/2019: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 07/2019/TT-BCT Quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Sự kiện quốc tế

- Ngày 19/4/1890: Một người Pháp tên là Ađê (Ader) đã đǎng ký phát minh máy bay.

Cũng vào thời đó, một người Đức tên là Ôtthô Liliênthan (Lilinethal) đã tập lái tàu lượn bay liệng để thu được những số liệu cho phép ông chuyển sang bay trên máy bay có động cơ.

-Ngày 19/4/1961: Cu Ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội sau chiến thắng Hirông

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Ngày 19/4/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku. Trong thư, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Giang sơn và Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để gìn giữ non nước ta, ủng hộ Chính phủ ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt….”.

Ngày này năm xưa 19/4: Ban hành Quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Xí nghiệp Cơ khí Trần Hưng Đạo trên chiến khu Việt Bắc

- Ngày 19/4/1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị 16 Trung ương khóa II bàn về hợp tác hóa nông nghiệp. Kết thúc ngày họp, Người căn dặn vấn đề hợp tác hóa phải chú trọng chất lượng để sau này phát triển dễ hơn, phải chú ý đến vai trò của thanh niên lao động trong công tác này và các địa phương nên chú ý chăn nuôi, phòng bệnh cho gia súc, cây trồng ở những công trình thủy nông nên trồng cây, nuôi cá… các xã phải có nghĩa trang liệt sĩ… Người còn phê bình một địa phương còn lẫn lộn giữa công tác của tỉnh ủy và chính quyền nên phải nghiên cứu lại hoạt động của mình.

-Ngày 19/4/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn về Dự án ngân sách lương thực của quân đội, vấn đề lập Nha Dân tộc thiểu số và vấn đề tài chính.

-Ngày 19/4/1966: Tại Hội nghị Bộ Chính trị thảo luận về tình hình đấu tranh chính trị ở miền Nam, Bác đề nghị phải chỉ đạo sát sao phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, phải duy trì lâu dài phong trào quần chúng, với mỗi tầng lớp nhân dân phải có khẩu hiệu đấu tranh cụ thể, phải dựa vào chiến thắng quân sự để phát huy uy thế chính trị, đẩy mạnh binh vận với cả lính Mỹ và tay sai.