Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. |
Cho rằng,ủtịchQuốchộiRấtcầnthànhlậpdoanhnghiệptronghợptácxãvô địch italia rất cần thành lập doanh nghiệptrong hợp tác xã, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị lần sửa đổi Luật Hợp tác xã này nên nghiên cứu kỹ hơn để có quy định cụ thể hơn.
Tham gia thảo luận dự ánLuật Hợp tác xã (sửa đổi) tại phiên họp sáng 20/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội , Chủ tịch Quốc hội nói ông đánh giá rất cao quá trình và kết quả chuẩn bị dự án luật này của Chính phủ.
"So với lần tôi được trực tiếp chỉ đạo tổng kết Luật Hợp tác xã là khoảng năm 2017, 2018, thì nội dung bây giờ đã tiến rất xa, nhiều điểm mới và nhiều nội dung chính sách rất dày dặn", Chủ tịch Quốc hội nhận xét.
Góp ý về một số nội dung cụ thể, trong đó có quy định thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã, ông Vương Đình Huệ cho rằng, việc thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã là rất cần thiết.
Tại dự thảo luật, điều 58 quy định chung về các điều kiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp ((Bổ sung, sửa đổi Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP) và giao Chính phủ quy định chi tiết.
"Cho đến nay, tôi không thấy có quy định nào và cũng không ai khuyến khích chuyện hợp tác xã chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhưng lại cho phép thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã", Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề.
Sau đó, ông Vương Đình Huệ nêu ví dụ như ở Tam Điệp (Ninh Bình) có hợp tác xã đang có 5 doanh nghiệp.
Hay một tập đoàn ở Israel về công nghệ tưới nhỏ giọt, doanh số một năm mấy tỷ USD, nhưng thực chất đó là một doanh nghiệp của một hợp tác xã của Israel.
"Tôi đã đến tận thủ phủ của hợp tác xã này tôi nghiên cứu rồi, đó là một doanh nghiệp trong một hợp tác xã của Israel", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Rồi đi nghiên cứu ở Trung Quốc thì có hợp tác xã ở Trung Quốc sở hữu cả một tập đoàn khách sạn 5 sao..., ông Huệ tiếp tục nêu ví dụ.
Nhấn mạnh cần tổng kết thực tiễn để quy định điều kiện thành lập, cơ chế thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã, Chủ tịch Quốc hội nói ông đã nghiên cứu một hợp tác xã ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), một phố huyện hơn 1.000 hộ kinh doanh và có Ban quản lý chợ, hợp tác xã này muốn phát triển thành một công ty thương mại nằm trong hợp tác xã đó nhưng cũng rất lúng túng.
"Huyện Ninh Giang có một xã chuối to bằng cổ tay, chuyên cung cấp cây cảnh cho Hà Nội, riêng xe vận tải là mấy trăm xe, đường là đường nhựa, kinh tếphát triển mạnh như vậy cho nên hợp tác xã có nhu cầu thành lập các doanh nghiệp và đây cũng là xu hướng của thế giới. Chính sách Lần sửa đổi này cố gắng quy định thật rõ chính sách này, tôi thấy chưa được đột phá lắm ở đây", ông Huệ nhận xét.
Bên cạnh vấn để trên, Chủ tịch Quốc hội còn lưu ý lần sửa đổi này cần thể chế hóa được Nghị quyết 20/NQ-TW của Trung ương là khuyến khích hợp tác xã huy động nguồn lực đất đai từ các thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải có một câu trong luật là "chính quyền các cấp phải quan tâm bố trí để cho các hợp tác xã tiếp cận được đất đai”.
Ông Huệ cũng nêu thực tế tại Lâm Đồng có nhiều hợp tác xã kinh doanh rất có hiệu quả, nhưng không có một tấc cắm dùi để làm trụ sở.
"Có đồng chí Chủ tịch hợp tác xã, Tổng giám đốc đi xe Porsche mời tôi bảo đi về trụ sở nhưng hóa ra là về nhà riêng của đồng chí, vì không có trụ sở phải làm ở nhà riêng", Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Quy định như trên, theo Chủ tịch Quốc hội thì có vẻ là khẩu hiệu nhưng nếu ghi vào luật thì sau này trách nhiệm của địa phương tạo điều kiện cho hợp tác xã tiếp cận đất đai, xây dựng trụ sở và các thiết chế cơ sở vật chất tối thiểu.
Vấn đề cần quan tâm nữa được Chủ tịch Quốc hội lưu ý là làm sao tích tụ được ruộng đất, huy động được nguồn lực đất đai từ các thành viên, tổ chức kinh tế của hợp tác xã.
Liên quann đến vốn tín dụng, ông Huệ nói, hiện nay, quy định một hợp tác xã để được vay không cần tài sản thế chấp là 500 triệu đồng, nhưng trong thực tế thì không ai tiếp cận được, không ai cho vay cả. Vấn đề này, theo Chủ tịch Quốc hội, cũng cần quan tâm khi sửa luật.
"Các vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội cũng như các đại biểu nêu, chúng tôi xin phép được nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hồi âm.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).