您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【vitória đấu với benfica】Nợ xấu còn tiềm ẩn, lo cho tín dụng BOT

Empire7772025-01-26 00:00:00【Cúp C1】3人已围观

简介Nợ xấu có thể không quá lớnNgân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăngCho vay theo vitória đấu với benfica

no xau con tiem an lo cho tin dung botNợ xấu có thể không quá lớn
no xau con tiem an lo cho tin dung botNgân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng
no xau con tiem an lo cho tin dung botCho vay theo Nghị định 67: Nợ xấu tăng vọt, chủ tàu chây ì
no xau con tiem an lo cho tin dung bot
Ảnh minh họa: H.Dịu

Xử lý được gần 1.077 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Cụ thể, theo báo cáo, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%. Tỷ lệ này tuy duy trì ở mức dưới 3% như mục tiêu đề ra, nhưng lại đã tăng nhẹ so với cuối năm 2019 (1,63%).

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được gần 1.077 nghìn tỷ đồng nợ xấu, riêng năm 2019 xử lý được gần 160 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng).

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến tháng 3/2020 ở mức 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.

Về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 3/2020, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 154,58 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Riêng với VAMC, sau 7 năm đi vào hoạt động, từ năm 2013 đến 31/3/2020, đơn vị này đã thực hiện mua nợ của tổ chức tín dụng tổng số trên 335,6 nghìn tỷ đồng, xử lý được hơn 272,2 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc của TCTD. Dư nợ gốc còn lại phải xử lý là trên 95,1 nghìn tỷ đồng.

“Nguy cơ” từ 64 nghìn tỷ đồng dư nợ BOT

Mặc dù các con số về nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện đã khá “đẹp” so với trước đây, nhưng theo NHNN nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các TCTD yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của một số TCTD còn hạn chế.

Ngoài ra, với nhiều chương trình tín dụng đặc thù, nợ xấu cũng tiềm ẩn các nguy cơ, theo chiều hướng không thuận.

NHNN cho biết, hiện nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có xu hướng gia tăng.

Nợ xấu bắt đầu phát sinh từ năm 2017 tại 11 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 3%. Nhưng đến cuối năm 2018 đã phát sinh lên 18 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 17%. Đến nay, tại 25 tỉnh, thành phố, tỷ lệ nợ xấu khoảng 35,2% tổng dư nợ cho vay.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo NHNN, ngoài nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến ngư dân không trả được nợ vay thì còn do: chủ tàu chây ỳ cố tình không trả nợ; năng lực khai thác của chủ tàu yếu kém; ngư trường khai thác không thuận lợi; phương tiện khai thác quá mới và hiện đại nên chủ tàu gặp nhiều khó khăn trong vận hành, kém hiệu quả...

Đặc biệt, đối với cho vay các dự án BOT giao thông, NHNN cho biết hiện có khoảng 49 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng trên 64 nghìn tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và việc thực hiện Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của TCTD.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, NHNN đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành Ngân hàng.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký.

Thứ hai, tập trung xử lý các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng để minh bạch hóa và kiểm soát nguồn thu.

Thứ ba, đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu phí, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý thu phí và quy hoạch giao thông địa phương.

很赞哦!(315)