【bóng c1】CNTT ngành Tài chính: Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phát huy hiệu quả

Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế đã hỗ trợ hiệu quả cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế đã hỗ trợ hiệu quả cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Các CSDL chuyên ngành được xây dựng kết nối,ànhTàichínhHệthốngcơsởdữliệuchuyênngànhpháthuyhiệuquảbóng c1 chia sẻ dữ liệu với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính và đã phát huy hiệu quả trong quá trình khai thác, sử dụng.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ cơ chế, chính sách

Thực hiện Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính”. Mục tiêu tổng quát của đề án được xác định là: “Xây dựng CSDL quốc gia về tài chính thống nhất đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế...”.

Theo ông Bùi Tiến Sỹ - Trưởng phòng Thống kê, Cục Tin học và Thống kê tài chính, hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch triển khai đề án và các văn bản pháp lý khác để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, nguồn lực, như: Thông tư số 18/2017/TT-BTC; Quyết định số 2575/QĐ-BTC; Quyết định số 585/QĐ-BTC; các quy chế quản lý vận hành, khai thác sử dụng các CSDL chuyên ngành.

Cũng theo ông Bùi Tiến Sỹ, các CSDL chuyên ngành được xây dựng theo hướng tăng cường sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, các CSDL chuyên ngành được xây dựng theo hướng đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng; đảm bảo tính liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.

Các CSDL chuyên ngành áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời được xây dựng trên nền tảng dữ liệu mở nhằm thực hiện công khai thông tin, dữ liệu về tài chính, ngân sách cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ truy vấn dữ liệu theo yêu cầu người sử dụng; thúc đẩy việc giám sát của người dân trong quản lý, điều hành tài chính - ngân sách của Chính phủ.

Vận hành, kết nối và sử dụng hiệu quả

Theo Cục Tin học và Thống kê tài chính, đến nay, 6 CSDL chuyên ngành đã được sử dụng và hiện đang tổ chức nâng cấp, hoàn thiện, gồm: CSDL quản lý nợ công; CSDL quản lý tài sản công; CSDL quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp; CSDL danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính; CSDL quản lý dự trữ nhà nước; CSDL chuyên ngành quản lý bảo hiểm (dự kiến đến năm 2022 sẽ hoàn thành triển khai giai đoạn 1 CSDL quốc gia về tài chính).

Đặc biệt, đã có 6 CSDL chuyên ngành hoàn thành xây dựng, đưa vào triển khai và phát huy hiệu quả nhất định, gồm: CSDL quản lý kho bạc; CSDL quản lý hải quan; CSDL quản lý thuế; CSDL quản lý chứng khoán; CSDL quản lý giá; CSDL quản lý thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN).

Trong đó, CSDL thu - chi NSNN (Kho dữ liệu NSNN) đã “phủ sóng” tới các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, 63 sở tài chính, 714 phòng tài chính - kế hoạch quận, huyện và các bộ, ngành. CSDL thu - chi NSNN được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong việc xây dựng một kho dữ liệu để chuẩn hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và triển khai các công cụ báo cáo thông minh, cung cấp các báo cáo đồ họa, báo cáo động, báo cáo trên thiết bị di động,… Đồng thời, có khả năng mở rộng, nâng cấp, phát triển, tích hợp, chia sẻ với các CSDL khác, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng CSDL về tài chính.

Còn về CSDL chuyên ngành quản lý thuế đã hoàn thành xây dựng, hỗ trợ người sử dụng tại cơ quan thuế các cấp tra cứu khai thác hơn 210 báo cáo tĩnh, 20 báo cáo động theo chủ đề, ứng dụng đã được đưa vào sử dụng và khai thác trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, hệ thống đã phân quyền cho hơn 2.000 người sử dụng cho 63 cục thuế và Tổng cục Thuế để tham gia hệ thống. Trong đó đã có hơn 40.000 lượt báo cáo được khai thác phục vụ các công việc liên quan.

Các ứng dụng phục vụ người nộp thuế đã được triển khai và nâng cấp thường xuyên, kết nối với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính như Kho bạc – Hải quan – Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông,... nhằm mở rộng hệ thống dịch vụ thuế trên mạng. Điều này giúp người nộp thuế có thể khai thác thông tin thuận lợi nhất phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tự kê khai, nộp thuế và kiểm soát được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh được rủi ro trong kinh doanh.

CSDL chuyên ngành quản lý kho bạc đã hoàn thành việc xây dựng và triển khai rộng trong toàn hệ thống KBNN từ tháng 11/2018. Số lượng báo cáo được khai thác nhiều, trung bình hàng ngày có khoảng 900 người sử dụng là cán bộ kế toán, kiểm soát chi vào khai thác báo cáo; số lượng báo cáo khai thác trung bình 1 ngày khoảng 20.000 đến 30.000 báo cáo, ngày cao điểm lên đến hơn 62.000 báo cáo. CSDL đưa vào sử dụng góp phần giảm áp lực cho các hệ thống tác nghiệp, đặc biệt là hệ thống TABMIS vào thời điểm cuối năm; cung cấp số liệu về tình hình thu/chi NSNN gần như tức thời phục vụ cho việc điều hành ngân sách hàng ngày và đặc biệt vào thời điểm cuối năm.

Trung bình hàng ngày có khoảng 200 người sử dụng là cán bộ nghiệp vụ vào khai thác báo cáo trên hệ thống CSDL chuyên ngành quản lý hải quan; số lượng báo cáo khai thác trung bình 1 ngày khoảng 500 đến 1.000 báo cáo, ngày cao điểm lên đến hơn 2.000 báo cáo.

Vĩnh Thái