Tìm kiếm với từ khóa “3G tăng cước” trên google hiển thị gần 4,ôngphảigóicướcGnàocũngtă2.5/3 là gì9 triệu kết quả trong 0,26 giây. Điều đó phần nào cho thấy sức nóng của vấn đề này trong thời gian qua. Song thực tế không phải như vậy.
Việc tăng cước 3G mới đây chỉ áp dụng với một số gói trong bảng giá cước của 3 nhà mạng lớn. Đơn cử, gói cước 3G trọn gói của Viettel – MiMax tăng từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng mỗi tháng, gói MiMax sinh viên tăng từ 30.000 đồng lên 50.000 đồng/tháng.
Còn tất cả các dịch vụ 3G khác đều giữ giá cũ, thậm chí gói cước MI10 giữ nguyên giá và tăng dung lượng miễn phí thêm hơn 40% so với trước đây. Như vậy, chuyện 3G tăng cước chỉ ảnh hưởng đến thuê bao đang sử dụng một số gói cước có điều chỉnh, chứ không tác động đến tất cả người dùng Mobile Internet như suy nghĩ của nhiều người.
Dùng 3G quan trọng nhất là chọn đúng gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Song song với việc tăng cước thuê bao, một số gói 3G cũng được cộng thêm 100MB tốc độ cao hằng tháng. Với 70.000 đồng (hoặc 50.000 đồng nếu là thuê bao sinh viên), khách hàng được sử dụng 600MB tốc độ cao để truy cập Internet, hết dung lượng đó, người dùng vẫn được vào mạng trên điện thoại ở tốc độ bình thường mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Điều này đáp ứng nhu cầu phổ biến của các thuê bao có nhu cầu sử dụng 3G mức trung bình.
“Chuyện 3G tăng cước ít nhiều ảnh hưởng đến xã hội, cộng đồng, nhất là trong thời đại nhà nhà, người người dùng 3G. Song thực chất, nó chỉ tác động đến những người đang dùng dịch vụ trọn gói mà không có nhu cầu sử dụng quá nhiều mỗi tháng. Vì vậy, thuê bao 3G nói chung không nên quá lo lắng”, một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông phân tích.
Theo ông, những thuê bao đang sử dụng dịch vụ 3G trọn gói - đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách tăng cước - nếu cảm thấy giá mới “quá sức” với khả năng tài chính hoặc không có nhu cầu dùng lượng data lớn, có thể chuyển sang các dịch vụ tính cước theo lưu lượng để cắt giảm chi phí.
Ví dụ, nếu chỉ lướt web, đọc báo, vào mạng Facebook 30-60 phút/ngày, thuê bao chỉ cần đăng ký gói MI30 hoặc MI50, tốn 30.000 đồng hoặc 50.000 đồng/tháng cước thuê bao, được sử dụng tương ứng 200MB hoặc 450MB miễn phí , cước data phát sinh là 25 đồng cho mỗi 50KB.
“Nếu nhu cầu sử dụng ít hơn nữa, chỉ cần “chống cháy” trong một vài trường hợp ở ngoài đường, còn nhà và cơ quan đã có Wi-Fi, khách hàng chỉ cần dùng MI10 hoặc thậm chí là gói Mimin, cước thuê bao tháng rất rẻ mà vẫn có Mobile Internet khi cần. Đó là với thuê bao Viettel. Khách hàng các mạng khác cũng có thể chọn những gói tương ứng với nhu cầu sử dụng theo cách như vậy”, ông nói.
Giám đốc một công ty nghiên cứu các giải pháp viễn thông, cho rằng dịch vụ 3G trọn gói không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu. Nếu nhu cầu dùng không nhiều và biết cách kiểm soát cước, khách hàng nên chuyển sang những gói lưu lượng để tránh bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá mới đây. Để quản lý cước, thuê bao nên áp dụng những biện pháp: tắt dữ liệu di động khi không cần dùng, tận dụng Wi-Fi, đánh dấu bookmark những web hay, download ảnh, nhạc, phim bằng laptop rồi chuyển sang điện thoại…
Ông cho rằng, chính sách 3G tăng cước mới đây tuy không ai mong muốn song đã góp phần hệ thống rõ bảng cước dịch vụ Mobile Internet ở Việt Nam, tách biệt thành 2 dòng dịch vụ: gói cước phục vụ khách hàng có nhu cầu dung lượng nhiều và gói cước cho khách hàng có nhu cầu dung lượng ít. Điều này tránh cào bằng thị trường, người dùng ít có khi cũng phải trả tiền như người dùng nhiều...
Ông cũng cho rằng, chính sách tăng cước 3G là “đòn đau tạm thời” nhưng lại cần thiết để đảm bảo sự phát triển hạ tầng cho tương lai. Bởi cước 3G ở Việt Nam hiện rẻ so với quốc tế, trong khi lượng người dùng tăng lên theo cấp số nhân, khiến chi phí tái đầu tư nâng cấp mạng lưới không đủ.
TheoTiền phong