Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump mơ ước xây dựng bức tường ở biên giới với Mexico và chống lại chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro,ốcsắpbáchủMỹkết quả bóng đá giao hữu đêm qua Trung Quốc lại đang cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị, hào phóng đầu tư tài chính vào đây.
Theo Ủy ban Kinh tế về Mỹ Latinh và khu vực Caribe của Liên hợp quốc (LHQ), từ năm 2005 đến năm 2016, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 90 tỷ USD vào khu vực này. Năm 2015, chính quyền Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ Latinh từ 250 tỷ USD lên 500 tỷ USD vào năm 2025. Theo tính toán của ủy ban này, Trung Quốc đang đổ vốn vào lĩnh vực công nghệ Internet của khu vực Mỹ Latinh. Năm 2017, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 18 tỷ USD vào đây. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ, chiếm 18% tổng số vốn đầu tư nước ngoài.
Hầu như tất cả các hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đều tìm cách đến thị trường của Mỹ Latinh. Didi Chuxing (một hãng của Trung Quốc giống như Uber) đã mua Taxi 99 của Brazil. TCL Corporation - một tập đoàn điện tử đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Huệ Châu, Quảng Đông - đã thành lập liên doanh với Radio Victoria, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất của Brazil. Ngay cả Huiyin Blockchain Venture cũng đã đầu tư vào dịch vụ xử lý thanh toán Bitcoin Ripio của Argentina và công ty Mobike đã ra mắt dịch vụ của mình tại Mexico City và Santiago. Dường như kinh nghiệm của Trung Quốc có thể dễ dàng áp dụng cho Mỹ Latinh vì các quốc gia trong khu vực phải đối mặt với các vấn đề tương tự như Trung Quốc trước đây: Phần lớn dân số thiếu lịch sử tín dụng, dịch vụ tài chính và hậu cần kém phát triển... Khu vực này không đồng nhất về phát triển kinh tế. Nam Mỹ phát triển hơn các quốc gia vùng Caribe. Các nước công nghiệp mới như Brazil, Argentina ở Nam Mỹ. Ở Trung Mỹ có Mexico - thành viên của Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA. Rõ ràng, đầu tư vào Mexico, Argentina và Brazil có thể kích thích sự phát triển công nghệ của khu vực. Đối với các quốc gia lạc hậu khác ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe, chủ yếu chúng tôi chỉ giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, chứ không nên nói về hợp tác công nghệ sâu sắc với các quốc gia này”.
Dù sao Trung Quốc vẫn có lợi ích kinh tế nào đó. Đầu tiên, các quốc gia Mỹ Latinh là thị trường tiêu dùng lớn mà Trung Quốc có thể xuất khẩu. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc đã không lầm khi mở cửa hàng thương hiệu ở Colombia. Hiện giờ, điện thoại thông minh của Trung Quốc rất bán chạy ở Mexico, ở Brazil và ở Chile. Khoản đầu tư 180 triệu USD của Tencent - công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet.... - vào Brazil Nubank, công ty công nghệ tài chính lớn nhất của nước này với 5 triệu khách hàng mới, là khoản đầu tư vô cùng sinh lợi. Chính quyền Venezuela đã phân bổ 70 triệu USD để phát triển công nghệ an ninh quốc gia. Trước đó, hãng tin Reuters cho biết tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc ZTE đã trở thành nhà thầu chính cho việc xây dựng một hệ thống trên toàn quốc nhằm nhận dạng công dân bằng công nghệ điện tử tại Venezuela.
Thứ hai, một số nước Mỹ Latinh rất giàu tài nguyên nhưng lại không thể cung cấp cho thị trường nội địa rộng lớn, vì vậy Trung Quốc cũng quan tâm đến việc "giúp đỡ" họ. Tuy nhiên, về ý nghĩa kinh tế hoặc chính trị trong đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh, có thể nói đầu tư vào các nước phát triển có hiệu quả kinh tế hơn, còn hợp tác với các nước kém phát triển có ý nghĩa chính trị rõ ràng hơn.