【lịch phát sóng bóng đá k+】“Tư nhân đã tham gia mạnh mẽ vào tái cơ cấu DNNN”
Trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, tình hình sắp xếp, CPH DNNN có chuyển biến tích cực, nhưng dư luận cho rằng đánh giá cả quá trình thì chậm. Ông có thể cho biết những thống kê mới nhất về tình hình CPH, thoái vốn?
Trong quý I-2015, cả nước CPH được 29 DN, trong đó có 3 Tổng công ty Nhà nước và 26 DN. Còn lại 260 DN, thì có 62 DN đã công bố giá trị DN, 198 DN đang xác định giá trị DN. Theo kế hoạch giai đoạn 2014-2015 phải thực hiện CPH 432 DN. Trong năm 2014 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 167 DN, tăng gấp 1,65 lần năm 2013; trong đó, CPH 143 DN, tăng gấp gần 2 lần năm 2013.
Về thoái vốn, trong quý I, đã thoái được 2.800 tỷ đồng, thu về 3.206 tỷ đồng. Số còn phải thoái trong 9 tháng năm 2015 là 19.517 tỷ đồng.
Tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ khó, không chỉ là hô hào, nếu quyết tâm chúng ta sẽ đạt được. Tuy nhiên, không phải CPH bằng mọi giá. Con số đưa ra là để phấn đấu, quan trọng nhất là thay đổi về chất, về quản trị, đạt hiệu quả kinh tế. Trong 2 năm qua, việc lớn nhất chúng ta đạt được là khơi nguồn lực và giải phóng được nguồn lực. Chưa bao giờ trong quá trình CPH có sự tham gia mạnh mẽ đến vậy của khối tư nhân. Các giai đoạn trước đây cũng đã có sự tham gia của khối tư nhân nhưng không mạnh mẽ như hiện nay. Người dân đã thấy được cơ hội đầu tư từ nguồn lực của các DNNN. Đây là điều rất đáng mừng.
Tuy nhiên, đúng là so với kế hoạch đề ra thì kết quả CPH còn khiêm tốn. Điều tích cực chúng ta phải ghi nhận là DN CPH không phải theo phong trào. Nếu CPH ào ào bằng mọi giá, sau CPH DN vẫn yếu kém, người lao động mất việc làm nhiều thì liệu có nên nhanh hay không. Nếu chậm vì không ai làm thì mới đáng nói, còn chậm vì những nguyên nhân khác thì phải cân nhắc, không thể bán tống bán tháo được.
Theo chủ trương của Chính phủ, sẽ bán vốn ở những lĩnh vực tư nhân có thể làm tốt. Vậy chủ trương bán vốn tại các DN lớn như Vinamilk, Bia Sài Gòn… thời gian tới sẽ ra sao? Theo quy định, đây là những lĩnh vực phải thoái vốn. Việc thoái vốn như thế nào sẽ do các bộ, ngành chỉ đạo, lập đề án thoái vốn sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, đây là những sản phẩm mang tính truyền thống, tiêu biểu cho thương hiệu Việt như là Bia Sài Gòn, Bia 333, Trúc Bạch… nên việc thoái vốn còn phải đảm bảo giữ được thương hiệu Việt. Vì vậy, phải có cách thức, lộ trình và yêu cầu nhất định. Với Vinamilk cũng vậy, chúng ta phải cố gắng để DN trong nước giữ được thị trường, làm đối trọng với các hãng sữa nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu nội phát triển. Có như vậy, người dân mới có sản phẩm đảm bảo, đúng giá trị.
Nhưng không thể vì thế mà cứ “lỗi hẹn”, thưa ông?
Hiện nay, các cơ chế, chính sách về CPH đều đã được quy định rõ ràng và sẽ tiếp tục chi tiết hơn để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Cái chính là chúng ta có quyết tâm làm không, nếu vướng ở đâu thì phải có trao đổi với cơ quan quản lý để hoàn thiện cơ chế.
Trong thông báo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phân rõ, từng nhóm DN phải làm, từng cơ quan phải chịu trách nhiệm hành chính trước Chính phủ. Không có lý do khi đã xác định giá trị DN mà không có phương án CPH, khi đã có phương án CPH, trong vòng 30 ngày phải tiến hành IPO. Trong tháng 6, khi Chính phủ họp giao ban theo quý sẽ kiểm điểm vấn đề này lại một lần nữa, DN nào chậm, lãnh đạo Bộ, DN đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
Vừa qua, có câu chuyện là trong đợt IPO của một số DN như Cảng Cam Ranh, Hải Phòng, Đà Nẵng… thất bại khi chỉ bán được số cổ phần rất thấp. Sau đó, các DN tư nhân lớn của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục đề nghị mua lại 100% (cảng Quảng Ninh), 85% (cảng Sài Gòn, Hải Phòng)… Tiếp đó, Chính phủ đã đồng ý hạ dần số vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ, thậm chí có cảng thoái toàn bộ vốn Nhà nước. Như vậy, liệu chúng ta có nên cân nhắc hạ số vốn điều lệ của Nhà nước nắm giữ ở một số DN để đẩy nhanh tiến độ này hay không, thưa ông?
Mục tiêu CPH là nâng cao hiệu quả sử dụng, còn qua các trường hợp IPO không thành công, Chính phủ đã chỉ đạo phải đổi mới cách thức bán. Nhà đầu tư muốn bỏ tiền nhiều để điều hành DN, nếu không thì họ rất run. Chính phủ chỉ đạo rà soát từng phương án, nếu nhà đầu tư sẵn sàng tham gia điều hành đổi mới quản trị DN thì để họ tham gia. Nhà nước phải giám sát kiểm tra để đảm bảo lợi ích của cộng đồng.
Tuy nhiên, không có mẫu số chung cho các lĩnh vực, vì cũng có những ngành không thể nào bán được.
Trường hợp chưa hoàn thành CPH DN theo kế hoạch thì DN có được chuyển thành công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà nước hay không?
Tại Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, trường hợp xác định giá trị DN, xây dựng phương án CPH xong mà chưa IPO được thì có thể dùng phương án chuyển sang mô hình công ty cổ phần, rồi đưa Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (SCIC) vào để giúp Chính phủ, cơ quan chủ sở hữu cải tổ DN đó ở chừng mực nhất định, sau đó có thời gian đi tìm cổ đông chiến lược, cổ đông khác để chào bán.
Tuy nhiên sẽ phải quy định trong thời gian tối đa, có thể là 12 tháng hoặc 18 tháng, chứ không kéo dài để tránh việc bình mới rượu cũ. Có điểm khác là ở lần này chúng ta mạnh dạn đưa thêm cổ đông là người lao động và tổ chức công đoàn.
Việc định giá DN khiến giá cổ phiếu trong các đợt IPO ở mức cao đã gây trở ngại trong quá trình bán đấu giá cổ phần. Theo ông, vấn đề này cần tháo gỡ như thế nào?
Trở ngại lớn nhất trong định giá DN là phải tính đúng, tính đủ. Ví dụ như nợ xấu, phải kiên quyết xử lý thì mới giảm trừ được ra khỏi tài sản DN. Tiếp đó, khi xác định, thì công ty tư vấn phải làm theo đúng thông lệ, thị trường, thị trường giá trị như thế nào thì xác định như thế. Nhiều khi chúng ta không xác định được nên lấy theo giá sổ sách để bảo toàn vốn, nên giá trị DN bị cao hơn giá trị trường.
Vì vậy, bản thân DN khi định giá phải có hồ sơ đảm bảo, cơ quan định giá cũng phải đảm bảo trung thực, định giá sát với thị trường. Với những vấn đề chưa rõ thì khoanh vào và đưa ra trong cáo bạch để nhà đầu tư biết. Khi đã đặt mua số lượng lớn, nhà đầu tư sẽ tìm hiểu rất kỹ DN. Với trình độ công nghệ thông tin như hiện nay, tra cứu thông tin DN là có thể biết được, hoặc có thể thuê đơn vị tư vấn kiểm tra.
Tới đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ rà soát lại một số nội dung để đảm bảo giá trị tính đúng với giá trị thị trường.
Những hướng dẫn bán đấu giá cổ phần theo lô đang được Bộ Tài chính soạn thảo được coi là một biện pháp mạnh giúp đẩy mạnh CPH, thoái vốn Nhà nước. Tuy nhiên, dư luận hiện nay còn lo ngại quy định này có thể bị lợi dụng khi nhà đầu tư mua đi bán lại kiếm lời mà không thực sự gắn bó với DN… Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Việc bán cổ phần theo lô sẽ thực hiện theo quy chế đấu giá công khai qua các Sở Giao dịch với các quy định chặt chẽ. Các Sở Giao dịch sẽ liệt kê DN nào sau CPH mà chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch để các Bộ chấn chỉnh.
Còn đối với việc lợi dụng thoái vốn theo lô để lách, không trở thành công ty đại chúng thì sẽ có biện pháp để Uỷ ban Chứng khoán quy định trong quy chế mẫu đấu giá, để tránh việc DN đang là công ty đại chúng, sau khi thoái lô lớn lại mua gom lại.
Đối với việc mua đi bán lại thì tuỳ lĩnh vực, nếu lĩnh vực Nhà nước không nắm giữ thì không thể cấm được. Có mua đi bán lại có nghĩa là tính thanh khoản trên thị trường tốt. Ngược lại, với lĩnh vực có ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội thì khi bán lô lớn phải gắn với các quy định, điều kiện, để các cổ đông, nhà đầu tư khi mua phải chấp nhận theo định hướng của DN.
Xin cảm ơn ông!