【tỷ số psv】Bảo vệ chủ quyền biển đảo: Đẩy mạnh truyền thông để tránh những lo sợ không đáng có
Chúng ta vẫn nói: "Đất nước ta rừng vàng,ảovệchủquyềnbiểnđảoĐẩymạnhtruyềnthôngđểtránhnhữnglosợkhôngđángcótỷ số psv biển bạc", tuy nhiên, với một quốc gia biển như Việt Nam, việc phát triển kinh tế biển và tuyên truyền cho biển đảo dường như vẫn còn hạn chế.
Trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền Việt Nam, chưa bao giờ vấn đề biển đảo lại "nóng" lên như hiện nay, và đây cũng là lúc chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về biển đảo một cách sâu rộng để đem đến những nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhất.
Đa dạng hóa các kênh tuyên truyền
Cần nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển. Ảnh: TL |
Rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về công tác tuyên truyền biển đảo đã được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ đó, rút ra nhiều ý kiến quý báu. Mới đây, trong cuộc hội thảo "Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam" do Tạp chí Mặt trận cùng Tạp chí Môi trường & Cuộc sống phối hợp tổ chức, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà báo tham dự hội thảo đã trình bày tham luận khoa học và một số thảo luận thực tiễn, tập trung đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền hiện nay; bàn luận các giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng hành động xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta ở biển Đông.
TS. Phạm Bích San, Phó tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát biểu, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để tạo dựng ý thức cho người dân về chủ quyền biển đảo, cũng như tạo dựng ý thức cảnh giác sự xâm lược của bên ngoài.
TS San cho biết, ngoài 700 tờ báo chính thống (gồm cả truyền hình, truyền thanh, báo giấy, báo mạng được cấp phép), chúng ta cần tận dụng thế mạnh sự lan tỏa rộng rãi của các trang mạng, blog, và coi trọng kênh truyền thông quốc tế. TS Phạm Bích San nhấn mạnh, Việt Nam cần tận dụng các kênh truyền thông quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh báo giới quốc tế phần lớn đều có xu hướng phê phán Trung Quốc, ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Nếu chỉ dựa vào báo chí chính thống trong tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thì chưa đủ mà cần tất cả các kênh khác" - TS San khẳng định. Đồng tình với ý kiến này, ông Hồ Hải Long, Tổng biên tập Tạp chí Thương gia và Thị trường nhấn mạnh rằng, thậm chí mỗi công dân Việt Nam qua các Facebook hoặc các quan hệ của cá nhân mình cũng có thể giúp cộng đồng, bạn bè quốc tế hiểu rõ vấn đề. Trong đó đặc biệt là đối tượng người dân Trung Quốc để họ hiểu được hành động phi nghĩa của chính phủ Trung Quốc.
Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các dạng thông tin, nếu không sẽ không thu hút được quan tâm của công chúng. "Đầu tháng 5 vừa qua khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, người dân cực kỳ quan tâm đến vấn đề chủ quyền nhưng đến nay sau gần hai tháng mặc dù vẫn quan tâm nhưng sự đòi hỏi đã khác. Nếu báo chí chỉ đưa tin hằng ngày tàu ta bị tàu Trung Quốc đâm bao nhiêu lần, các lực lượng của ta nhẫn nại, kiên trì... thì số người quan tâm sẽ dần ít đi", TS San nói.
Lấy ngư dân làm chủ thể
Khi cuộc đấu tranh trên biển còn dằng dai chưa biết khi nào tới hồi kết, truyền thông cần phải đưa thông tin từ nhiều góc độ, nhất là về thực tế công việc đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân, gia đình vợ con của ngư dân và của các chiến sỹ cảnh sát biển, kiểm ngư đang ngày đêm nơi "đầu sóng ngọn gió". Bên cạnh đó, những thông tin như đồng bào cả nước hướng về biển đảo, thanh niên hướng về biển đảo như thế nào cũng là nguồn động lực quý báu tiếp sức cho các chiến sỹ nơi hải đảo.
Rộng hơn nữa, những vấn đề rất quan trọng như phát triển kinh tế biển cho xứng tầm một "quốc gia biển", giải quyết những vướng mắc từ chương trình cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ, chế biến, tiêu thụ hải sản ra sao để đạt hiệu quả cao nhất, từ đó nâng cao đời sống của những người làm nghề biển… cũng cần được chú ý tuyên truyền và giải quyết thấu đáo trong bối cảnh hiện nay.
TS Phạm Bích San cho rằng việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho người dân những năm qua còn bất cập, dẫn đến nhận thức của người dân còn mơ hồ: "Việc Trung Quốc có những hành động gây hấn trên vùng biển Việt Nam không phải là điều mới mẻ nếu nhìn vào lịch sử, nhưng lại khiến nhiều người dân Việt Nam bất ngờ, vì lâu nay họ chỉ được nghe trên báo chí chính thống 16 chữ vàng, 4 tốt", ông San lý giải.
TS San lưu ý trong công tác tuyên truyền cũng cần để người dân hiểu rõ về Trung Quốc, tránh những tâm lý lo sợ không đáng có. ‘"Trung Quốc đang trên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ thành công, hiện đứng thứ 2 trên thế giới về GDP. Nhưng cần lưu ý Trung Quốc không mạnh như người Trung Quốc cũng như nhiều người khác lầm tưởng. Bản thân nội bộ Trung Quốc đầy những mâu thuẫn, căng thẳng", TS San nói.
KT