Empire777

Hàng nghìn tỷ đồng đã được chi ra để M&A các doanh nghiệp cảng và logis kết quả macedonia

【kết quả macedonia】Hàng nghìn tỷ đồng đã được chi ra để M&A các doanh nghiệp cảng và logistics trong nửa đầu năm 2023

Hàng nghìn tỷ đồng đã được chi ra để M&A các doanh nghiệp cảng và logistics trong nửa đầu năm 2023

Trọng Hiếu

Sotrans,àngnghìntỷđồngđãđượcchirađểMAcácdoanhnghiệpcảngvàlogisticstrongnửađầunăkết quả macedonia Gemadept đang được hưởng lợi từ các thương vụ M&A lớn năm qua.

Ngày 1/8, công ty TNHH Phát triển Dịch vụ Thương mại Toàn Thắng thông báo đã hoàn tất mua hơn 21,2 triệu cổ phiếu SGP của CTCP Cảng Sài Gòn, tương ứng 9,83% vốn. Sau giao dịch, Toàn Thắng đã trở thành cổ đông lớn của Cảng Sài Gòn.

Trong phiên giao dịch ngày 1/8, cổ phiếu SGP đã ghi nhận giao dịch 21,2 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận với giá 325,4 tỷ đồng. Như vậy, Toàn Thắng đã mua vào số lượng cổ phiếu SGP trên với giá 15.300 đồng/cp, thấp hơn 13% so với thị giá trên sàn.

Số cổ phiếu này đã được Toàn Thắng mua lại từ cổ đông lớn trước đó của Cảng Sài Gòn là CTCP Dịch vụ Hòa Hải. Hòa Hải đã đăng ký thoái toàn bộ vốn từ ngày 31/7 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Theo danh sách cổ đông của Cảng Sài Gòn, tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) vẫn đang là cổ đông chi phối khi sở hữu 65,45% vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp cảng này còn có hai cổ đông lớn khác ngoài VIMC và Toàn Thắng là VietinBank và VPBank.

Tuy nhiên, trong năm nay thì đây không phải là thương vụ M&A trong ngành hàng hải duy nhất diễn ra.

Gemadept bán cảng Nam Hải Đình Vũ cho Viconship và các đối tác

Thương vụ M&A trong ngành hàng hải đã được thực hiện trong năm nay là thương vụ giữa Gemadept (mã chứng khoán: GMD) chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ và Viconship (mã chứng khoán: VCS) và các đối tác. Cụ thể, vào ngày 31/5, Gemadept công bố đã hoàn tất thoái toàn bộ 84,7% vốn góp tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ (trước đó là CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ) theo như hợp đồng chuyển nhượng được các bên ký kết ngày 19/4.

Không như những thông tin trước đó, Viconship không phải là đơn vị duy nhất nhận chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ. Theo dữ liệu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, danh sách cổ đông của  Nam Hải Đình Vũ bao gồm 4 thành viên trong đó có Viconship với góp 140 tỷ đồng (chiếm 35% vốn).

Ngoài ra còn 3 cá nhân và pháp nhân khác gồm công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đoàn Huy góp 146,7 tỷ đồng (chiếm 36,7%); Thương mại Kim khí Xuất Nhập khẩu Huy Hoàng góp 113,3 tỷ đồng (chiếm 28,3%) và ông Nguyễn Đình Hưởng góp 900.000 đồng (chiếm tỷ lệ rất nhỏ). Như vậy có thêm 2 pháp nhân và cá nhân cùng tham gia với Viconship trong thương vụ này, còn ông Nguyễn Đình Hường nắm giữ một phần không đáng kể.

Tiết lộ tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra của Gemadept, Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Nhân cho biết: "Đây là một thương vụ đặc biệt với tinh thần win-win và phù hợp chiến lược dài hạn của cả hai bên". Bên cạnh đó, trên thực tế, Gemadept chỉ bán tài sản và cơ sở hạ tầng tại Cảng Nam Hải Đình Vũ. Toàn bộ đội ngũ vận hành và khách hàng sẽ được Gemadept đưa về Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2.

Thương vụ này đã mang về cho Gemadept một khoản lợi nhuận khổng lồ. Theo BCTC hợp nhất quý 2/2023, doanh nghiệp cảng biển này đã thu về 1.844 tỷ đồng từ việc thoái vốn Nam Hải Đình Vũ. Qua đó, khoản doanh thu tài chính này đã giúp công ty báo lãi ròng kỷ lục 1.646 tỷ đồng.

Còn về phía Viconship, theo nhận định của BSC vị thế của các doanh nghiệp cảng biển tại Hải Phòng sẽ có sự thay đổi lớn trong năm 2023. Theo đó, Viconship sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng với tổng công suất 2,6 triệu TEU/năm, tăng 36% so với năm ngoái và chiếm 24% thị phần.

Quỹ ngoại Singapore trở thành công đông lớn của Sotrans (STG)

Ngày 19/5, PSA Cargo Solutions Vietnam Investment - pháp nhân đến từ Singapore đã bất ngờ mua vào gần 24,5 triệu cổ phiếu STG của CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans, mã chứng khoán: STG), tương đương 24,9% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn.

Tổ chức này không sở hữu cổ phiếu STG nào trước giao dịch và cũng không có cá nhân/ tổ chức liên quan trực tiếp tới công ty. Giá bình quân ước tính là 52.520 đồng/cp, tương đương tổng số tiền khoảng 1.300 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, từ 19/5 đến 16/6, CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần - công ty mẹ của Sotrans đã bán hơn 24,46 triệu trong tổng số đăng ký 29,48 triệu cổ phiếu STG nhằm giảm sở hữu từ 98,31% về còn 74,03% vốn điều lệ.

Đến cuối tháng 6, tổ chức đến từ Singapore đã đăng ký chào mua hơn 5 triệu cổ phiếu STG, qua đó để tăng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans từ 24,9% lên 30% vốn. Số tiền ước tính mà PSA bỏ ra là khoảng hơn 200 tỷ đồng, nâng tổng tiền lên hơn 1.500 tỷ đồng.

Động thái tiếp tục gom thêm cổ phần STG của tổ chức ngoại được công bố khi Sotrans vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Tại đại hội, ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT cho biết Sau gần hai năm đàm phán, PSA - nhà khai thác cảng hàng đầu thế giới đã trở thành cổ đông chiến lược của Sotrans. Công ty nhận thấy nhiều cơ hội phát triển về lĩnh vực cảng biển cũng như logistic sau khi hợp tác với PSA

“Trong các năm tới, cơ hội đầu tư của Sotrans sẽ rất nhiều và sẽ trở thành một đơn vị có ưu thế và quan trọng tại Việt Nam. Doanh nghiệp mong muốn các cổ đông đồng hành cùng ban quản trị trong các chặng đường phát triển tiếp theo và cây sẽ cho trái ngọt sớm trong dài hạn và ổn định”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Cũng trong lần đại hội này, cổ đông đã thông qua bổ sung thêm hai thành viên từ 5 lên 7 người trong HĐQT nhiệm kỳ năm 2023 – 2028. Hai thành viên mới là ông Phay WenFu Daniel và bà Seow Hwee, đều đang công tác tại PSA Cargo Solutions Vietnam Investment.

Sotrans nằm trong top 3 ngành giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho đa chức năng tại Việt Nam. Trong đó, kinh doanh kho hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp với hệ thống kho hơn 230.000 m2, nằm tại trung tâm TP HCM, các khu vực lân cận và các khu công nghiệp tiếp giáp với sông Sài Gòn thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lẫn đường sông.

Ngoài ra, Sotrans cũng đang nắm cổ phần tại các doanh nghiệp cảng lớn như CTCP Cảng Miền Nam, Cảng Đồng Nai, Vietranstimex, CTCP Đường sông miền Nam,… Về tình hình kinh doanh, sau sự có mặt của cổ đông lớn đến từ Singapore, doanh nghiệp này đã ghi nhận lợi nhuận quý 2/2023 tăng 18,2% lên 78 tỷ đồng.

Không chỉ có 3 thương vụ trên, ngày 5/7, bằng hình thức khớp lệnh, quỹ America LLC đã mua vào 20.200 cổ phiếu DVP của CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán: DVP), nâng tỷ lệ nắm giữ từ 4,972% lên 5,023% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Dự kiến, trong thời gian có thể sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A của ngành hàng hài sẽ được diễn ra. Tại Dự thảo Đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu vốn của công ty mẹ tại 5 cảng xuống còn 51% gồm: Cảng Cần Thơ (đang nắm 99% vốn), Cảng Cam Ranh (đang sở hữu gần 81% vốn), Cảng Quy Nhơn (tỷ lệ nắm giữ 75% vốn), Cảng Đà Nẵng (sở hữu 75% vốn) và Cảng Cái Lân (nắm 56% vốn). Riêng Cảng Hải Phòng, VIMC đề nghị giảm sở hữu từ 92,5% hiện nay xuống 65%.  Ngoài ra, SCIC cũng đang có kế hoạch giảm sỡ hữu tại chính VIMC xuống còn 65%.

Về sức hấp dẫn của các doanh nghiệp cảng biển, tạp chí hàng hải Lloyd's List (Vương quốc Anh) vừa đưa ra bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam có 3 cảng ở trong danh sách này, bao gồm Hải Phòng, TPHCM và Cái Mép. Đây đều là những cảng biển cũng được Lloy's List đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt.

Các chuyên gia, CTCK cũng cho rằng ngành cảng biển Việt Nam đang có nhiều dư địa phát triển. SSI Research cho rằng sản lượng container qua cảng có thể ở mức thấp trong nửa đầu 2023, đặc biệt tại các cảng nước sâu với lượng tàu chủ yếu đến từ Mỹ và Châu Âu. Sản lượng tại cảng feeder có thể duy trì tốt hơn nhờ Trung Quốc mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đơn vị này kỳ vọng mùa cao điểm vận tải sẽ quay lại trong nửa cuối năm 2023, giúp hỗ trợ tăng trưởng sản lượng hàng qua cảng.

Còn theo Chứng khoán VNDirect, ngành cảng cản biển sẽ có triển vọng tươi sáng hơn nhờ giá cước vận tải đường biển giảm và giải tỏa ùn tắc tại các cảng lớn. Đơn vị này tin rằng các yếu tố tích cực bao gồm giá cước vận tải biển thấp hơn, giảm tắc nghẽn tại các cảng lớn và khả năng nới lỏng chính sách Zero Covid tại Trung Quốc có thể bù đắp cho nền kinh tế toàn cầu suy yếu trong năm 2023-2024, mang lại thêm triển vọng cho các doanh nghiệp cảng toàn cầu.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap