【sin88 us】Sản xuất dầu ăn lo hàng nhập “đánh úp”

Như ngồi trên đống lửa,ảnxuấtdầuănlohàngnhậpđánhúsin88 us ông Shuichi Sata - Tổng giám đốc Công ty TNHH Bunge Việt Nam, cho biết  việc từ ngày 1/1/2012, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng dầu ăn giảm xuống 0%, có thể khiến công ty phải ngừng sản xuất - kinh doanh.

Theo lý giải của ông Shuichi Sata, với mức thuế suất như vậy, các nhà sản xuất dầu thực vật của Malaysia, Indonesia…, những nhà sản xuất lâu năm và đã kịp khấu hao hoàn toàn vốn đầu tư, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam và điều này sẽ gây sức ép rất lớn đối với việc sống còn và khả năng tiếp tục hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN dầu ăn trong nước. Với Bunge, tình thế còn nghiêm trọng hơn, bởi sau 3 năm triển khai đầu tư, công ty mới chỉ đưa nhà máy ép dầu đậu nành đầu tiên và lớn nhất cả nước, với tổng vốn đầu tư 130 triệu USD, vào sản xuất trong tháng 8/2011.

“Do thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi chỉ còn 0%, nên nhiều khách hàng của công ty đã yêu cầu giảm 5% giá bán. Trước tình hình này, chúng tôi ước tính sẽ mất 13 triệu USD và khoản lỗ tổng cộng hàng năm có thể lên tới 20 triệu USD. Điều này có thể dẫn tới việc công ty phải ngừng sản xuất - kinh doanh, do ngay từ đầu, Bunge đã đầu tư quá lớn vào dự án”, ông Shuichi Sata trình bày và cho rằng, nếu thuế suất thuế nhập khẩu 0% trên vẫn được áp dụng, thì không những Bunge, mà tất cả các nhà sản xuất, chế biến dầu ăn trong nước sẽ gặp khó khăn, do không thể cạnh tranh với giá của các sản phẩm dầu đậu nành nhập khẩu.

Vì thế, mới đây, Bunge đã có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương “xin” được không áp dụng, hoặc hoãn áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với dầu thực vật.

Trên thực tế, không chỉ Bunge “kêu” gặp khó và lo bị hàng nhập ngoại “đánh úp”, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật miền Nam (Vocarimex), nhà sản xuất dầu thực vật lớn nhất Việt Nam, chiếm tới 90% sản lượng của cả nước, hồi đầu năm cũng đã có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính bày tỏ sự bất ngờ trước quyết định giảm thuế nhập khẩu các loại dầu ăn xuống 0% và cho rằng, quyết định này sẽ gây nhiều khó khăn cho tổng công ty.

Theo thông tin của Bộ Công Thương, hiện tại ngành sản xuất dầu thực vật trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (trên 90%). Nếu tính theo cơ cấu giá thành sản phẩm, chi phí cho nguyên liệu dầu thô chiếm 96-97% giá thành sản phẩm tinh luyện và chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu giữa dầu thô và dầu tinh, giúp giá thành sản xuất trong nước cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Nhưng nay, với thuế suất nhập khẩu dầu thô (3%) và dầu tinh (5%) cùng đồng loạt giảm xuống chỉ còn 0%, DN sẽ không còn nguồn bù đắp khấu hao thiết bị đã đầu tư và chi phí sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu ăn đang ngồi trên đống lửa. Ảnh Chí Cường
Nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu ăn đang "ngồi trên đống lửa". Ảnh Chí Cường

“Khả năng đình trệ sản xuất, lãng phí đầu tư là khó tránh khỏi”, ông Đỗ Ngọc Khải - Tổng giám đốc Vocarimex, khi ký công văn gửi hai bộ là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã “than” như vậy.

Cũng theo Vocarimex, việc giảm thuế nhập khẩu đột ngột nói trên đã khiến các DN sản xuất không kịp ứng phó với nguồn hàng dầu thực vật, trong đó có cả thành phẩm đóng chai ngoại nhập tràn vào Việt Nam từ các nước có thế mạnh sản xuất dầu cọ, dầu đậu nành như Malaysia, Indonesia, Thái Lan…

“Các DN chỉ đơn thuần thương mại, không có đầu tư sản xuất sẽ tiến hành nhập khẩu dầu thực vật thành phẩm. Giá thành của họ sẽ thấp hơn các DN sản xuất, vì không phải đầu tư thiết bị, nhà xưởng và vì thế, thị trường của các DN trong nước sẽ bị thu hẹp”, ông Khải lý giải.

Cũng theo ông Khải, việc này cũng có thể ảnh hưởng tới các hạng mục đầu tư của Vocarimex và vì thế, sẽ gây khó khăn cho tiến trình cổ phần hóa của tổng công ty.

Chính vì thế, Vocarimex cũng đã có những đề xuất về việc giữ nguyên thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu thô 3% và các loại khác là 5% cho tới năm 2018, tạo điều kiện để các DN dầu thực vật phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

Đề xuất đã được gửi đi. Cái khó trong câu chuyện này chính là việc hạ thuế suất thuế nhập khẩu các loại dầu ăn xuống 0% là nằm trong cam kết hội nhập với ASEAN. Tuy nhiên, theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, đã có những ý kiến đồng tình của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về việc giữ nguyên mức thuế suất cũ, để tháo gỡ khó khăn cho DN.

Theo báo Đầu Tư