【số liệu thống kê về lecce gặp bologna】Người S’tiêng với lễ trả của
BP - Cũng như các dân tộc khác,tisố liệu thống kê về lecce gặp bologna người S’tiêng khi đến tuổi trưởng thành thì việc lấy vợ gả chồng là điều tất yếu. Đôi trai gái đã tìm hiểu và ưng thuận về tình cảm, người con trai sẽ chủ động báo cho ba mẹ mình biết về người con gái mà anh ta đã đem lòng yêu thương. Sau khi hai gia đình đều đồng ý cho đôi bạn trẻ tiến hành lễ cưới, công việc tiếp theo là chọn ngày cưới và thống nhất lễ vật trả của. Việc chọn ngày cưới, cũng như đưa ra con số về sính lễ trả của đều do nhà gái quyết định. Về cơ bản các vật phẩm sử dụng làm sính lễ thường được người S’tiêng định tính gồm: tố, ché, xà lung, lao đâm trâu, xà gạc, gùi, trâu, heo, gà và rượu cần... Đây đều là những hiện vật có giá trị trong đời sống người S’tiêng.
Người mai mối và hai bên gia đình kiểm tra số lễ vật trong lễ trả của
Đối với người S’tiêng lễ trả của cho nhà gái không nhất thiết phải thực hiện ngay khi cưới vợ. Theo phong tục của người S’tiêng, sau khi nhà trai đồng ý với những sính lễ nhà gái đưa ra, việc tổ chức cưới hỏi sẽ vẫn được tiến hành, mặc dù số sính lễ trả của hiện tại nhà trai vẫn chưa có. Lễ trả của sẽ được thực hiện khi nào nhà trai có đủ số lượng sính lễ hoặc đã có một phần nào đó. Nếu như đời ba mẹ chưa trả được của hoặc chưa trả hết thì đời con sẽ tiếp tục việc trả của. Còn nếu gia đình chàng trai không trả được hết của cho gia đình cô gái, thì khi gia đình chàng trai có con gái lấy chồng sẽ không được phép định tính sính lễ trả của đối với gia đình chàng trai khác.
Người con trai sau khi cưới vợ mà chưa trả được của cho gia đình cô gái thì phải ở rể. Việc ở rể này sẽ kéo dài đến khi trả hết của cho gia đình cô gái, khi đó người con trai mới được đưa vợ về ở bên nhà mình hoặc ra ở riêng. Sau khi làm lễ cưới xong, khi nào gia đình chàng trai có đủ điều kiện để thực hiện lễ trả của cho gia đình cô gái, thì khi đó người mai mối sẽ đứng ra thông báo cho hai bên gia đình về thời gian trả của cũng như các sính lễ đã được thống nhất.
Thời gian thực hiện lễ trả của được diễn ra ít nhất trong vòng hai ngày, có thể tại nhà gái hoặc nhà chàng trai, tùy thuộc sự thống nhất của hai bên. Để giảm bớt gánh nặng đối với các hiện vật làm sính lễ, anh em thân tộc trong gia đình hoặc bạn bè nhà trai có thể giúp đỡ bằng cách trao tặng một hoặc nhiều hiện vật cho nhà trai sử dụng làm đồ sính lễ để dùng vào việc trả của. Việc làm này sẽ được nhà trai ghi nhớ và sẽ trả lại bằng hình thức tương tự cho gia đình kia khi họ tổ chức lễ trả của cho con trong thời gian khác. Sau khi các hoạt động trả của kết thúc, nhà gái đã nhận đủ số lễ vật, cả gia đình nhà trai và nhà gái sẽ mời khách cùng anh em dòng họ, bạn bè trong bon, sóc thưởng thức những món ăn. Việc ăn uống sẽ được kéo dài cùng với tiếng cồng, chiêng cho tới khi rượu đã cạn, sức đã mệt.
Trả của trong đời sống văn hóa của dân tộc S’tiêng là một trong những tập tục truyền thống được duy trì và lưu truyền cho tới ngày nay. Các đồ sính lễ được nhà gái yêu cầu với nhà trai thực hiện lễ trả của có thể được xem như một hình thức tương đồng với thách cưới ở nhiều dân tộc khác. Trước đây, việc đòi hỏi trả lễ quá nặng của gia đình nhà gái đã làm nhà trai cũng như cuộc sống gia đình sau khi cưới của đôi vợ chồng trẻ gặp khó khăn. Vì vậy, hiện nay khi nhận thức của người S’tiêng ở Bình Phước đang ngày được nâng cao, ở nhiều nơi các gia đình cô gái đã không còn đặt nặng sính lễ trong lễ trả của. Do đó, việc dựng vợ gả chồng đã bớt phần gánh nặng cho gia đình cũng như đôi vợ chồng mới cưới. Mặc dù nhiều sính lễ đã được lược bỏ hoặc giảm bớt về số lượng nhưng truyền thống và tập tục trả của vẫn được duy trì trong cộng đồng cư dân S’tiêng. Nghi thức trả của được xem như lời cảm ơn của người con về công ơn sinh thành đến cha mẹ, đồng thời cũng là thông điệp gửi đến anh em thân tộc, bạn bè, cộng đồng bà con trong bon, sóc về một gia đình mới được hình thành. Đây được xem như truyền thống, biểu hiện văn hóa cộng đồng tốt đẹp của người S’tiêng ở Bình Phước.
Dương - Ngự