【soi kèo inter milan hôm nay】Hỗ trợ doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả khi ngân sách hạn hẹp?

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp là rất cần thiết

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp là rất cần thiết và trước hết phải đáp ứng được tiêu chí nhanh chóng.

Giải pháp cứu trợ ngắn hạn là ưu tiên ban đầu

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam,ỗtrợdoanhnghiệpthếnàochohiệuquảkhingânsáchhạnhẹsoi kèo inter milan hôm nay TS. Abel Alonso và TS. Justin Pang từ Đại học RMIT cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) là rất cần thiết và trước hết phải đáp ứng được tiêu chí nhanh chóng, kịp thời. Cuộc khủng hoảng cần những biện pháp cứu trợ ngắn hạn để các DN đang gặp khó khăn có thể đứng trên “đôi chân của mình” và bình tĩnh “thở”.

Theo TS. Alonso, mối quan tâm thường trực của các doanh nhân trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn là làm thế nào để có thể tồn tại qua ngày. Vì vậy, họ có thể sẽ không đón nhận các chính sách trung hạn hoặc dài hạn. DN cần các biện pháp cứu trợ ngay lập tức và các ưu đãi ngắn hạn để có đủ lượng tiền mặt để tồn tại trong 6 - 12 tháng tiếp theo. Tiếp đến, họ cần những chính sách kích thích các hoạt động kinh doanh hiện có hoặc các hoạt động thay thế.

Các DN (chủ yếu là các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa) vừa phụ thuộc, vừa có tác động lên các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng. Do đó, khó khăn hoặc thậm chí là sự sụp đổ của một DN có thể có tác động tiêu cực nặng nề đến các DN khác. Cần lưu ý rằng, nếu các chính sách ngắn hạn giúp giải quyết các thách thức cơ bản (như dòng tiền) thì sau đó DN sẽ cần thêm hỗ trợ như giãn, giảm thuế hay gia hạn nộp tiền thuê đất để tác động tích cực của các chính sách được tiếp tục phát huy.

Có chuyên gia cho rằng, khủng hoảng chắc chắn sẽ bộc lộ những điểm yếu của một số DN. Nếu các công ty có thể thích ứng với khủng hoảng, hỗ trợ của Nhà nước có thể thích hợp trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu các công ty thiếu khả năng ứng biến với thị trường, sẽ có nguy cơ bị thay thể bởi những mô hình kinh doanh mới phù hợp hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Do đó, theo TS. Alonso, Chính phủ cần theo sát để có thể ngăn chặn việc lãng phí nguồn lực thiết yếu vào các DN hay lĩnh vực khó có thể vượt qua được khủng hoảng. Quá trình vừa làm vừa theo dõi này có thể gặp phải nhiều thách thức, bởi bản chất và số lượng đông đảo của các DN nhỏ khiến cho việc đánh giá hiệu quả là rất khó. Do đó, có thể thí điểm trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc một khu vực cụ thể trong một thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) để thu thập được thông tin cần thiết về tính hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ. Trong trường hợp các chiến lược này thực sự đang giúp giảm bớt khó khăn cho DN thì có thể xem xét triển khai ở quy mô lớn hơn.

Tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng

Trả lời câu hỏi về việc Nhà nước nên hỗ trợ thế nào trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, TS. Alonso cho rằng, nếu nguồn lực tài chính của đất nước đang vô cùng hạn hẹp, hàng nghìn DN có thể phải rất lâu mới có thể vượt qua được tình trạng khủng hoảng. Do đó, Chính phủ có thể phải sử dụng nhiều hơn các hình thức hỗ trợ khác, như nâng cao kỹ năng mềm hoặc kiến thức chuyên môn cho DN. Những hình thức như vậy mang lại lợi ích cho DN nhưng quy mô tiếp cận sẽ hạn chế hơn nhiều.

TS. Alonso cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, nơi nhiều doanh nghiệp đang lao đao trước tương lai bất định. Đồng thời, cần nâng cao kỹ năng của người lao động để đón đầu tương lai tốt đẹp hơn.

Theo các chuyên gia, công nghệ cũng là một ngôi sao đang lên ở tất cả mọi nơi trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc. Các nước đang phát triển thường có tương đối ít DN có năng lực nghiên cứu phát triển. Vì vậy, Nhà nước có thể hỗ trợ DN trong lĩnh vực này. Đầu tư vào các trường đại học, trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu và tạo động lực cho các DN trong nước hợp tác với các cơ sở này và trong các lĩnh vực được lựa chọn có thể thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt các rào cản trong việc đổi mới sáng tạo.

Nêu bài học kinh nghiệm từ quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Tiên Phong - Trợ lý Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết, hỗ trợ của chính phủ, chẳng hạn như ở Mỹ, có thể được cung cấp thông qua các chương trình nghiên cứu do nhà nước tài trợ, bao gồm cả thông qua các trường đại học để các công ty tư nhân có thể tiếp cận và sử dụng các kết quả nghiên cứu trong thương mại hóa nhằm tạo ra quy trình, công nghệ sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm mới và thị trường mới. Sự hỗ trợ của chính phủ cũng có thể được cung cấp một cách hiệu quả thông qua các tổ chức nửa nhà nước nửa dân sự. Chẳng hạn như Fraunhofer ở Đức, với nguồn kinh phí từ nhà nước và các DN thành viên hiệp hội, chuyên nghiên cứu ứng dụng và đào tạo kỹ năng để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ tiếp thu, ứng dụng kiến thức công nghệ mới và có đội ngũ công nhân lành nghề cần thiết để chuyển đổi công nghệ và duy trì vị thế cạnh tranh ở tầm quốc tế.

Cần giám sát kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ


Các chuyên gia tài chính của Đại học RMIT cho rằng, kinh nghiệm trong quá khứ và nghiên cứu đã cho thấy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính (chẳng hạn thông qua các ưu đãi hay giảm lãi suất tín dụng xuống mức thấp) cũng có thể phản tác dụng trong một số trường hợp. Do đó, cần phải giám sát kết quả thực hiện các chính sách ngay từ đầu và tránh các nguy cơ dẫn đến thất bại, chẳng hạn như sử dụng tiền sai mục đích.

Thảo Miên