【kp bd y】Sức hấp dẫn của câu chuyện truyền thanh
Phương Bảo
BPO - Là một trong những loại hình giải trí phát thanh chủ lực của các đài phát thanh,ứchấpdẫncủacacircuchuyệntruyềkp bd y truyền hình, câu chuyện truyền thanh (CCTT) là thể loại mang yếu tố hư cấu nghệ thuật nhưng vẫn đóng vai trò của các tác phẩm báo chí. Đây là thể loại báo chí nghệ thuật sử dụng hình thức đối thoại trên sân khấu để chuyển tải thông tin.
Một thể loại báo chí nghệ thuật
Những ngày tháng 8 này, không khí tại phòng thu FM 89,4 MHz của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) như rộn ràng, tất bật hơn. Các phóng viên, biên tập viên của BPTV đang chạy đua với tin, bài quảng bá cho đêm nhạc Chào nhé yêu thương về “Mẹ” với chủ đề “Hơn cả yêu thương" sẽ diễn ra đúng vào ngày rằm tháng Bảy tại khu vui chơi Bình Long Phố (TX. Bình Phước). Ngoài các tin tức, phóng sự về sự kiện này thì ê-kíp CCTT của BPTV cũng góp phần vào đợt tuyên truyền bằng những câu chuyện nhân văn, thấm đẫm tình mẫu tử như: “Mẹ cũng là dâu 4.0”, “Con xin lỗi má”.
Phát thanh viên Văn Chung và các “diễn viên” đang thể hiện một kịch bản trong phòng thu câu chuyện truyền thanh
Nội dung các câu chuyện mà ê-kíp đang tổ chức dàn dựng chính là tiếng lòng của những người con đang hướng về mẹ với tất cả niềm thành kính, biết ơn đấng sinh thành. Các câu chuyện cũng vẽ lên những bức chân dung người mẹ thời hiện đại với tất cả đức hy sinh, yêu thương con cháu nhưng vẫn tràn đầy sức sống trẻ trung, biết quan tâm đến hạnh phúc của bản thân. Bằng ngôn ngữ đời thường, cốt chuyện gần gũi, quen thuộc, những tình tiết đắt giá được đan cài, sắp xếp khéo léo để làm bùng nổ cảm xúc, cộng với diễn xuất mộc mạc, chân thật của các diễn viên, tác phẩm đã thực sự chạm đến trái tim người nghe.
Chính thức lên sóng từ năm 2005, với thời lượng 20 phút/chương trình, phát định kỳ vào 10 giờ 10 phút sáng Chủ nhật hằng tuần, CCTT của BPTV đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, yêu mến của quý thính giả gần xa và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các chương trình giải trí phát thanh của BPTV. Bằng ngôn ngữ đời thường, cốt chuyện gần gũi, quen thuộc, những tình tiết được đan cài, sắp xếp khéo léo để làm bùng nổ cảm xúc, phối hợp với diễn xuất mộc mạc, chân thật của các diễn viên, hòa trong những hiệu ứng, kỹ xảo âm thanh sinh động mô phỏng đời thực như tiếng mưa rơi, gió thổi, tiếng va chạm, rơi vỡ…, thể loại này luôn dẫn đầu về sức hấp dẫn, được yêu mến và tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả từ nhiều năm qua.
Đề tài của CCTT hầu như không giới hạn. Nội dung các câu chuyện phản ánh rất đa dạng mọi mặt trong cuộc sống. Ngoài việc tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề thời sự, xã hội; các tác phẩm còn phản ánh về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tình hình biến đổi khí hậu, văn hóa giao thông, cải cách hành chính, các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; mối quan hệ tình làng nghĩa xóm; phê phán những thói hư tật xấu, vấn nạn trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội như rượu chè, cờ bạc, bạo hành gia đình; cảnh báo, ngăn ngừa những biểu hiện, hành vi sai trái ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng…
Những lá thư của thính giả gửi về cho chương trình cùng những bài viết cộng tác suốt thời gian qua luôn là nguồn động lực để Ban biên tập và những người thực hiện chương trình không ngừng cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ bạn nghe đài ngày càng tốt hơn. Đều đặn trong các kỳ liên hoan phát thanh toàn quốc, các tác phẩm thuộc thể loại CCTT mà BPTV tham gia đều mang về nhiều giải thưởng.
Gen Z đam mê câu chuyện truyền thanh
Nhắc đến thể loại “Kịch truyền thanh” hay CCTT, người nghe thường nghĩ ngay đến những biên kịch, diễn viên luống tuổi về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thế nhưng thực tế hiện nay, những người đảm nhận công việc này ở các đài phát thanh - truyền hình có sự chuyển dịch dần về thế hệ gen Z. Họ đang âm thầm sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông chất lượng bằng chính năng lực của mình. Ở BPTV, tác giả của nhiều kịch bản CCTT tuổi đời còn rất trẻ, có bạn đang lứa tuổi gen Z, như phát thanh viên Văn Chung.
Chàng trai trẻ này hiện là diễn viên kiêm tác giả của ê-kíp CCTT. Gia nhập ê-kíp từ năm 2022, đến nay Văn Chung đã tích lũy cho mình khá nhiều kinh nghiệm trong diễn xuất và sáng tác kịch bản. Chung chia sẻ: “Tôi không nghĩ mình sẽ gắn bó với CCTT đến nay, bởi nó từng là môn học mà tôi sợ nhất khi còn là sinh viên. Thời gian đầu tham gia ê-kíp, tôi may mắn được các anh chị đồng nghiệp đi trước hướng dẫn rất nhiều từ cách phát âm, thể hiện vai diễn và cả cách sử dụng ngôn từ trong kịch bản. Với xu hướng xã hội hiện nay, thính giả nghe chương trình đã trẻ hóa nên khi tham gia ê-kíp CCTT, tôi đã nỗ lực học hỏi và dùng sức trẻ cùng tư duy sáng tạo của mình để thổi hồn vào từng tác phẩm. Những tác phẩm tôi thực hiện đều dựa trên những quan sát và trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày để khiến mọi thứ trở nên chân thật nhất”.
Phát thanh viên Văn Chung cùng kỹ thuật viên dàn dựng câu chuyện truyền thanh
Với phát thanh viên Mỹ Duyên, hiện phụ trách chuyên mục “Câu chuyện cảnh giác” của BPTV, đồng thời tham gia sáng tác kịch bản cho CCTT cho rằng: “Với tôi, đây là một công việc khá thú vị, đòi hỏi bản thân phải luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để viết lên những câu chuyện rất đời và gửi gắm vào đó những thông điệp hay, bổ ích đến thính giả...”.
Được tham gia vào ê-kíp là một điều đáng quý, giúp tôi có cơ hội được học hỏi và trau dồi khả năng viết lách của mình. Mỗi sản phẩm phát sóng được thính giả đón nhận tích cực thông qua lượt like, lượt nghe là động lực để tôi cũng như ê-kíp cố gắng mỗi ngày để sáng tạo nên những tác phẩm hay, đặc sắc và chất lượng hơn. Phát thanh viên MỸ DUYÊN |
Hiện nay, vẫn còn có những ý kiến lo ngại về sự thoái trào của loại hình giải trí phát thanh nhưng những người làm phát thanh giờ đây có thêm sự góp mặt của người lứa tuổi gen Z. Phát thanh truyền tải thông điệp và kết nối cảm xúc qua tiếng nói, âm nhạc. Những sản phẩm phát thanh chất lượng sẽ luôn có chỗ đứng và bền vững theo thời gian trong lòng thính giả, nhất là khi chúng được những chủ nhân gen Z thổi hồn vào trong đó.
Một trang mới cho thể loại nghệ thuật sử dụng giọng nói
Có được đội ngũ kế thừa hôm nay không thể không nhắc đến sự thành công và sức lan tỏa của cuộc thi viết kịch bản CCTT năm 2020 do BPTV tổ chức. Phát động từ tháng 6-2020 đến 31-12-2020, cuộc thi đã nhận được 145 kịch bản dự thi của các tác giả từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có những tác giả ở Hà Nội, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên và đông đảo các tác giả đang sinh sống tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong số 20 tác phẩm vào vòng chung khảo, Ban giám khảo đã chọn trao 1 giải nhất trị giá 12 triệu đồng, 2 giải nhì trị giá 6 triệu đồng/giải, 3 giải ba trị giá 3 triệu đồng/giải và 5 giải khuyến khích trị giá 1 triệu đồng/giải, cho 11 tác giả đoạt giải qua đường bưu điện.
Cuộc thi đã truyền cảm hứng cho nhiều cộng tác viên, tác giả chuyên nghiệp và không chuyên, không phân biệt thành phần, lứa tuổi tìm đến cộng tác với chương trình CCTT của BPTV. Đồng thời cung cấp nguồn chất liệu phong phú để chế tác thành nhiều kịch bản giá trị cũng như giới thiệu những gương mặt sáng giá cộng tác cho thể loại này. Một trang mới đã mở ra đầy hứa hẹn cho sự vươn cao, vươn xa của thể loại nghệ thuật sử dụng giọng nói để truyền đi thông điệp từ cuộc sống như CCTT.
Danh sách tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết kịch bản CCTT năm 2020 do BPTV tổ chức: 1 giải nhất: Cơn bão cuối cùng (tác giả Thúy Hằng). 2 giải nhì: Bác dạy gần dân (tác giả Dương Hiền, Khương Duy), Tôi đi tìm tôi (tác giả Hoàng Thu Hà). 3 giải ba: Bác dạy (tác giả Tống Ngọc Quang), Cây cầu mới (tác giả Hoàng Sang), Bài học từ những mảnh chai (tác giả Hoàng Nhâm). 5 giải khuyến khích: Những bông hoa của Bình Phước (tác giả Trần Kim Khôi), Mẹ ơi con xin lỗi (tác giả Huỳnh Kim Mỹ), Đừng buôn gian bán lận (tác giả Đinh Thành Trung), Môi trường hôm nay cuộc sống ngày mai (tác giả Nguyễn Văn Tám), Đẹp nhưng lãng phí (tác giả Trần Minh Trung). |