【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Hái lộc rừng

Sau tết Nguyên đán,áilộcrừtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg mọi người trở lại với nhịp sống ngày thường. Tiết xuân chan hòa mọi nơi khiến nhiều người như vẫn còn lưu luyến những ngày vui. Thế nhưng ở những góc rừng, hẻm núi của vùng cao Thừa Thiên Huế thì mùa xuân đã cất tiếng gọi những bước chân người tìm tới một loài cây, một loài hoa đem lại nguồn thu nhập cho người nghèo vùng cao: cây đót. Ra Giêng, sương trời, gió núi thích hợp cho cây đót trổ hoa. Những cụm hoa vươn cao lấp lánh màu sáng bạc dưới nắng xuân là bức tranh thiên nhiên mộc mạc nhưng vẫn rạng ngời trên nền trời xanh thẳm. Người ta lên rừng thu hái hoa đót về làm chổi, một đồ dùng quen thuộc với mọi nhà.

 

Mùa hoa đót gợi trong tôi những ký ức tràn đầy âm vang và màu sắc của một thanh xuân nhiều gian khó vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ở ngôi trường gần chân núi Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc. Sau mấy ngày Tết đơn sơ của hầu hết giáo viên thời đó, chúng tôi trở lại trường là chuẩn bị cho mùa đi rừng để thu hái đót. Tất cả giáo viên và học sinh từ khối 8 trở lên đều tham gia. Đót thu hoạch về sẽ phơi thật khô và cân bán cho bộ phận thu mua của phòng Ngoại thương theo chỉ tiêu được giao để làm chổi đót xuất khẩu. Thầy, trò xuất phát từ sáng sớm, lên đến cây số 3 Bạch Mã mà sương vẫn còn dày đặc. Đúng mùa nên đót rất nhiều, cây cao và hoa xòe ngọn rất to. Đặc biệt là ở những mỏm đá chênh vênh lại có rất nhiều đót. Mải nhón chân và vói liềm ra để bứt có khi cũng rất nguy hiểm. Và hầu như những nơi nhiều bụi đót tốt, dày rậm rạp là nơi có heo rừng vào nằm nên để lại rất nhiều con bét. Chúng bám vào người hái đót ở những chỗ da non mềm như dưới tai, cổ, mí mắt... để hút máu. Dưới lớp lá cây ẩm mục cũng là nơi sinh sôi và ẩn nấp của vô số những con vắt, loại côn trùng mới nhìn trông giống con đỉa nhưng nhỏ hơn. Chúng bám được cả đầu hoặc đuôi vào vật chủ để hút máu, rất nhẹ và êm nên người bị vắt cắn nếu không thấy thì cũng không biết. Nếu không bị ám ảnh bởi hai loài côn trùng này thì khó khăn của đường đi núi xa cùng gánh đót nặng (có năm “phát động chiến dịch” đi đót gần một tuần) cũng chẳng là gì so với sức trẻ của thầy, trò chúng tôi ngày ấy. Thời bao cấp đã qua, việc thu hái đót đầu xuân của một số cơ quan trường học trên địa bàn thị trấn không còn nữa, hình ảnh những ngày vượt rừng trong sương mù đầu xuân đôi lúc lãng đãng hiện về bềnh bồng như mây trời Bạch Mã...

Nhưng hiện nay, khai thác đót để làm chổi vẫn đang là một hoạt động đem lại việc làm và thu nhập cho nhiều người, nhất là người nghèo. Từ khi huyện A Lưới có hợp tác xã sản xuất chổi đót của bà Hoàng Thị Kén (xã A Ngo) làm chủ nhiệm, nhiều đồng bào Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi..., ở xã A Ngo và các xã khác của huyện A Lưới đã biết tận dụng nguyên liệu sẵn có của núi rừng để kiếm sống. Đót được thu hái về sẽ phơi khô, cứ 4 ký đót tươi sẽ cho 1 ký đót khô. Chổi đót thành phẩm sẽ được bán đi không chỉ trong địa bàn Thừa Thiên Huế mà còn phân phối đi nhiều nơi trong nước. Hoạt động thu mua đót và dạy nghề làm chổi đót của hợp tác xã đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc của huyện.

Cho dù cuộc sống hiện đại khá dễ chịu với nhiều thành tựu công nghệ thì việc quét nhà bằng chổi đót xem ra vẫn là lựa chọn tối ưu. Hiểu được điều đó, cứ mỗi năm vào độ ra Giêng thì núi rừng lại dang tay nâng đỡ khiến cây đót trổ hoa, không chỉ làm đẹp đất trời mà còn đem lại cái lộc đầu xuân cho những người con của đại ngàn A Lưới.